Sữa mẹ được coi là tiêu chuẩn vàng cho dinh dưỡng trẻ sơ sinh vì ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cũng như hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh mà không loại sữa hay thức ăn nào thay thế được. Đồng hành cùng các mẹ trong hành trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, Duocsichobe gợi ý cho bạn 9 giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào dưới đây.
Giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào đơn giản nhất – Cho bé bú càng sớm càng tốt
Nguyên tắc đầu tiên trong 7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ đó là mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt và tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau sinh. Bởi vì, không có giải pháp kích sữa nào hiệu quả bằng cho bé bú trực tiếp.
72 giờ vàng có được nguồn sữa non cho bé
Có định nghĩa “72 giờ vàng sữa non” bởi vì sữa non là nguồn dưỡng chất đầu tiên quý giá và hoàn hảo nhất với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Sữa non đã hình thành từ những tuần cuối của thai kỳ và được tiết ra từ 1 – 3 ngày đầu sau sinh. Sữa non đặc sánh màu vàng hoặc vàng nhạt.
Sữa non chứa hàm lượng kháng thể cao bao gồm các protein kháng khuẩn, tế bào bạch cầu giúp bé tăng khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non được coi là liều vắc xin đầu tiên giúp trẻ chống đỡ bệnh tật.
Sữa non còn chứa các yếu tố tăng trưởng biểu bì cho ruột hoàn thiện chức năng. Ngoài ra, trong sữa non còn giàu vitamin A tốt cho sự phát triển mắt và hệ miễn dịch của bé. Các khoáng chất như Magie, Kẽm cũng góp phần phát triển xương, tim mạch và não bộ cho trẻ sơ sinh.
Đồng thời, “vàng lỏng” còn chứa Lactose hoạt động như một chất nhuận tràng, giúp trẻ sơ sinh đào thải phân su và bilirubin giúp giảm mức độ vàng da sinh lý.
Sữa non chính là nguồn dưỡng chất và kháng thể quý giá rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Các thành phần này có nhiều nhất trong 72 giờ đầu sau sinh chính vì vậy cần cho bé bú càng sớm càng tốt.
Đọc thêm: Các Lợi Ích Tuyệt Vời Từ Dinh Dưỡng Của Sữa Mẹ Cho Trẻ Sơ Sinh
Bé bú mẹ kích thích các hormon tiết sữa
Việc cho con bú sớm không chỉ giúp mang đến nguồn dưỡng chất đầu tiên cho con mà còn kích thích cơ thể mẹ sản xuất sữa và tăng tiết sữa. Động tác mút vú của bé sẽ kích thích hai hormon tiết sữa chính là Prolactin và Oxytocin.
Cơ chế tạo sữa do Hormon Prolactin
Khi bé bú mẹ sẽ tạo ra các xung động thần kinh truyền từ núm vú đến não, từ đó tuyến yên tiết ra hormon Prolactin. Hormon này kích thích các tế bào tiết sữa sản xuất sữa. Vì vậy, trẻ bú càng nhiều thì sữa càng được tạo ra nhiều.
Cơ chế tống sữa do Hormon Oxytocin
Khi cho bé bú, cơ thể mẹ được kích thích tiết ra cả hormon Oxytocin. Khác với tác dụng của Prolactin, hormon Oxytocin gây co các tế bào cơ quanh nang sữa. Từ đó, sữa trong nang được đẩy chảy ra các ống dẫn sữa và tạo thành các tia qua núm vú vào miệng bé.
Vì vậy, cho bé bú sớm và thường xuyên là giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào đơn giản nhất. Trong trường hợp sữa tiết ra ít hoặc không đáp ứng nhu cầu của bé, các mẹ vẫn cần cho bé bú thường xuyên để kích thích phản xạ xuống sữa.
Phương pháp tiếp da hỗ trợ “gọi sữa” về nhanh
Tiếp da hay tiếp xúc da kề da là đặt em bé trực tiếp lên ngực trần của mẹ ngay sau khi sinh và được lau khô. Hai mẹ con sẽ được đắp chăn ấm và nằm yên trong ít nhất một giờ hoặc sau khi bú lần đầu tiên.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiếp da có lợi cho sức khỏe của bé. Bao gồm: điều hoà nhịp tim và nhịp thở của bé, thích nghi với nhiệt độ môi trường, … Ngoài ra, hoạt động tiếp da cũng kích thích cơ thể mẹ giải phóng các loại hormon tiết sữa nhanh chóng. Tiếp da giúp bé dễ dàng tìm kiếm núm vú và bắt đầu bú mẹ nhanh hơn.
Tiếp da tạo sự gắn kết giữa mẹ và bé, khiến mẹ cảm thấy an tâm và tự tin vào khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của bản thân. Điều này rất quan trọng và là một giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào cần thiết.
Hút hoặc vắt kiệt sữa còn dư nếu bé bú không hết
Cho con bú trực tiếp là tốt nhất, tuy nhiên việc trữ đông sữa mẹ để sử dụng cũng rất tiện lợi và giữ được dưỡng chất nếu biết bảo quản đúng cách. Tuy nhiên việc vắt sữa hay hút sữa bằng các loại máy cũng là một giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào.
Yếu tố ức chế tạo sữa FIL
Trong sữa mẹ một chất ức chế quá trình tạo sữa, đó là FIL (Feedback Inhibitor of Lactation). Khi vú đầy sữa, FIL sẽ tác dụng lên các tế bào tiết sữa ngưng tiết sữa. Khi các nang sữa rỗng, FIL lại thúc đẩy cơ thể tăng tốc độ sản xuất sữa. Các nang sữa càng rỗng thì cơ thể tạo sữa càng nhiều.
Nếu bé ngừng bú hẳn một bên vú thì bên vú đó sẽ ngừng tạo sữa. Và bé bú bên nào nhiều hơn thì bên đó sẽ tạo nhiều sữa hơn và to hơn bên kia. Chính vì vậy, cần cho bé bú kiệt sữa hoặc hút, vắt hết sữa ra để ngăn chặn tác dụng của FIL, giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào.
Hướng dẫn hút hoặc vắt sữa
Bé bú kiệt hết bên vú này mới chuyển sang bên kia để trẻ được bú trọn vẹn cả sữa đầu và sữa cuối. Đồng thời, rút kiệt sữa kích thích tạo sữa mới và phòng tránh tắc tia sữa.
Hướng dẫn vắt sữa bằng tay
- Bước 1: Rửa sạch tay trước khi vắt sữa
- Bước 2: Chuẩn bị cốc đựng sữa
- Bước 3: Chọn tư thế ngồi có chỗ dựa thoải mái và thuận tiện, có thể kết hợp nghe nhạc nhẹ nhàng.
- Bước 4: Đặt ngón tay cái ở phía trên, ngón tay trỏ ở phía dưới núm vú và quầng vú đối diện với ngón cái. Các ngón tay khác đỡ phía dưới bầu ngực.
- Bước 5: Ấn ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng vào phía trong thành ngực. Đảm bảo lực ấn vừa phải để không gây tắc tia sữa.
- Bước 6: Lặp lại nhiều lần, đổi vị trí ngón tay vào các vùng quầng vú bên cạnh để lấy hết sữa từ các nang sữa khác nhau. Đến khi hết sữa thì đổi bên.
Kỹ thuật hút sữa bằng máy
Tương tự vắt sữa bằng tay, hút sữa bằng máy cũng cần vệ sinh tay và chuẩn bị sẵn sàng máy hút cùng phễu hút phù hợp. Sau khi lựa chọn được tư thế ngồi thoải mái, đưa bên ngực cần hút sữa vào phễu hút. Khởi động máy và chọn chế độ hút sữa. Đến kết thúc thì đổi bên, đối với máy hút sữa đôi có thể hút cả hai bên ngực cùng lúc.
Phương pháp hút sữa hoặc vắt sữa không chỉ kích thích cơ thể tạo nhiều sữa hơn. Mà việc này còn giúp phòng tắc tia sữa bởi sữa cuối có lượng chất béo cao.
Bé bú đúng khớp ngậm – Một giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào
Bú sai khớp ngậm nghĩa là bé chỉ ngậm núm vú mà không ngậm cả phần mô vú phía dưới. Khi đó, lưỡi bé sẽ tụt về phía sau, không thể ép các xoang đẩy sữa ra ngoài được. Chính vì thế, chỉnh cho bé bú đúng khớp ngậm là rất cần thiết trong tìm kiếm giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào.
Tác hại giảm tiết sữa do bé bú sai khớp ngậm
Bé chỉ bú núm vú, nếu cố gắng kéo đi kéo lại sẽ làm tổn thương vùng da núm vú. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy đau đớn mỗi lần cho bé bú. Việc cảm thấy đau đớn, căng thẳng vì nứt núm vú sẽ ức chế quá trình tạo sữa.
Ngoài ra, sai khớp ngậm khiến bé không bú được hết sữa. Sữa ứ đọng trong vú làm tăng phản xạ ức chế tạo sữa. Từ đó, có thể làm giảm hoặc ngưng tạo sữa.
Trẻ không được bú đủ sữa sẽ mau đói, hay quấy khóc và không ngủ yên giấc. Tình trạng này có thể khiến mẹ mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự tạo sữa.
Sữa không ra đủ khiến bà mẹ nghĩ rằng mình không đủ sữa và không tự tin về khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của bản thân. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự tiết sữa.
Hướng dẫn bú đúng khớp ngậm
Nếu bé ngậm bắt vú đúng thì miệng và lưỡi bé sẽ không cọ xát và gây tổn thương núm vú của mẹ. Khi đó trẻ bú mẹ dễ dàng hơn, hỗ trợ tạo nguồn sữa dồi dào hơn.
- Để cho miệng bé mở rộng, ngậm sâu vào phần quầng vú và cả các mô ở phía dưới vào miệng.
- Cằm chạm vào vú mẹ, môi dưới của bé hướng ra ngoài.
- Quầng vú ở phía trên miệng bé còn nhiều hơn ở phía dưới.
- Lưỡi của bé ở dưới xoang sữa và chụm quanh núm vú, khi đó lưỡi sẽ ép sữa từ các xoang chảy vào miệng bé.
Ngoài ra, các mẹ không nên cho bé bú bình trước khi bú mẹ. Bởi cơ chế bú bình và bú mẹ hoàn toàn khác nhau dẫn đến dễ sai khớp ngậm.
Mẹ cho bé bú với các tư thế chuẩn
Mẹ có thể cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau tùy theo tình trạng sức khoẻ và sự thoải mái của hai mẹ con. Tuy nhiên cần lưu ý, đầu và thân của bé phải trên cùng một đường thẳng. Mẹ không những phải đỡ phần đầu, vai mà còn cần phải đỡ mông của bé.
Tư thế bế trước ngực thông thường
Đây là tư thế phổ biến nhất giúp bé được bú thuận lợi nhất và được mẹ ôm trọn vào lòng. Bé nằm ngang trong lòng mẹ, đầu gối trên cẳng tay, toàn cơ thể hướng về phía mẹ.
Tư thế dưới cánh tay
Tư thế dưới cánh tay phù hợp với mẹ gặp khó khăn cho bé bú vì núm vú tụt, sữa xuống quá mạnh hoặc bầu ngực lớn. Tư thế này cũng phù hợp đối với mẹ sinh đôi có thể bế hai trẻ và cùng cho bú.
Mẹ để bé nằm ngửa, hướng núm vú xuống dưới. Đồng thời, mẹ đỡ đầu bé bằng lòng bàn tay.
Tư thế dưới cánh tay đối diện
Tư thế này thích hợp cho trẻ sinh non hoặc sức bú yếu. Mẹ đỡ đầu và toàn thân bé bằng tay hướng ngược lại hướng bé đang bú. Tư thế này cho phép bé bú dễ dàng và bắt núm vú lâu hơn.
Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ có thể vừa cho bé bú vừa ngủ. Đặc biệt, tư thế này phù hợp cho các mẹ sinh mổ. Bé nằm nghiêng đối diện và bên cạnh mẹ, mặt hướng vào núm vú. Mẹ nên dùng gối kê dưới đầu và cánh tay. Nếu không cần nâng vú có thể dùng tay phía trên để ôm bé.
Chế độ ăn khoa học, đủ dưỡng chất tăng cường tiết sữa
Trong 6 tháng đầu, nguồn dinh dưỡng của bé được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ. Chính vì vậy, mẹ có chế độ ăn đầy đủ và khoa học sẽ mang đến nền tảng vững chắc cho sự phát triển thể chất và trí tuệ cho bé.
Ăn đầy đủ chất chính là giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào
Khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ phải đảm bảo đa dạng và tăng lượng nhiều hơn so với bình thường. Theo khuyến cáo, thời kỳ cho con bú mẹ cần hấp thu thêm khoảng 500 kcal/ ngày.
Để có đủ dưỡng chất, chế độ ăn hàng ngày mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm:
- Tinh bột: bao gồm các loại lương thực và các thực phẩm chế biến từ gạo, khoai, ngô, …
- Đạm: được cung cấp từ hai nguồn chính là đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và đạm thực vật (đậu đỗ, một số loại hạt ngũ cốc, …).
- Chất béo: bổ sung lượng vừa đủ giúp cung cấp năng lượng và hấp thu các vitamin tan trong dầu A, D, E, K.
- Vitamin và khoáng chất: được cung cấp bởi nhiều loại rau, hoa quả.
Việc chọn lọc các loại thực phẩm để tạo nên khẩu phần ăn cân bằng và lành mạnh cũng rất quan trọng. Ví dụ, các mẹ ưu tiên sử dụng nguồn đạm thực vật kết hợp hoặc thay cho đạm động vật, đồng thời bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, … Chế độ ăn lành mạnh vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất mà hỗ trợ mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Mẹ cũng cần phải lưu ý hạn chế một loại thực phẩm để không ảnh hưởng đến nguồn sữa như:
- Các chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá, nước chè đặc, …
- Các loại gia vị cay nóng chứa ớt, tỏi, tiêu, …
- Hạn chế ăn quá mặn và quá ngọt, theo khuyến cáo mẹ sau sinh nên dùng < 5g đường và < 5g muối mỗi ngày.
Đọc thêm:
Đảm bảo uống đủ nước
Nước chiếm hơn 80% thành phần của sữa mẹ. Chính vì vậy, mẹ cần đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể. Nước có thể lấy từ các nguồn: nước lọc, canh, nước ép, sữa, …
Mẹ nhiều sữa khi tinh thần thoải mái, vui vẻ
Cải thiện tinh thần cũng là một giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé yêu hiệu quả. Thời kỳ sau khi sinh là lúc các mẹ rất nhạy cảm bởi sự thay đổi các hormon trong cơ thể.
Tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo sữa
Dù sinh thường hay sinh mổ giai đoạn sau sinh các mẹ rất cần được nghỉ ngơi, an dưỡng để hồi phục sức khỏe. Như đã biết, cơ chế tiết sữa mẹ do hai hormon chính là Prolactin và Oxytocin. Trong đó, Oxytocin ảnh hưởng nhiều bởi tinh thần của người mẹ.
Hormon Oxytocin được tăng cường tiết ra khi tinh thần của mẹ thoải mái, thư giãn hoặc khi mẹ ngắm nhìn, âu yếm, ôm con. Ngược lại, khi mẹ lo lắng, căng thẳng hoặc không tự tin rằng mình có đủ sữa có thể gây ức chế phản xạ Oxytocin. Sự ức chế này có thể làm sữa ngừng chảy mặc dù trong nang vẫn tiết sữa.
Các mẹ nên làm gì để có được tinh thần thoải mái
Hãy luôn tin tưởng vào khả năng tạo sữa và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của bản thân. Niềm tin hỗ trợ rất nhiều các mẹ trong việc tạo sữa và cho con bú dễ dàng hơn.
Ngủ đủ giấc có thể khó với mẹ trong thời kỳ cho con bú bởi bé bú nhiều lần trong bất kể ngày đêm. Tuy nhiên không thể phủ nhận lợi ích của giấc ngủ giúp cải thiện tích cực tinh thần và giúp mẹ tỉnh táo hơn.
Massage bầu ngực thúc đẩy phản xạ xuống sữa
Massage ngực là tác động trực tiếp vào các ống dẫn sữa, từ đó tăng lưu thông dòng sữa chảy nhanh hơn, tiết nhiều sữa hơn. Có thể thực hiện massage kích sữa trước khi cho bé bú hoặc trước khi kích sữa, sau khi cho bé bú xong để hút nốt lượng sữa còn dư.
Hướng dẫn massage bầu ngực để kích thích phản xạ xuống sữa:
- Bước 1: Chườm khăn ấm xung quanh ngực trong vòng 2 phút để làm nóng và mềm bầu ngực.
- Bước 2: Dùng các đầu ngón tay massage theo chiều kim đồng hồ từ núm vú rộng về hướng thành ngực. Lặp lại liên tục trong vòng 3 – 5 phút.
- Bước 3: Dùng các ngón tay vuốt theo hướng từ bầu ngực ra núm vú. Lặp lại nhiều lần 3 – 5 phút
- Bước 4: Nhẹ nhàng xoa nắn quanh bầu vú, chú ý không tác động vào vùng núm vú.
Sau khi massage có thể uống nước ấm hoặc sữa ấm trước khi cho bé bú hoặc hút sữa bằng máy.
Giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào từ sản phẩm lợi sữa
Sữa hạt lợi sữa Matti mum kích thích tiết sữa, tạo nguồn sữa dồi dào và giàu dưỡng chất bởi công thức kết hợp Cỏ cà ri cùng các thành phần dinh dưỡng chọn lọc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Cỏ cà ri mang lại tác dụng lợi sữa, kích thích phát triển tuyến vú bởi chứa nhóm hoạt chất Galactagogues. Hoạt chất này kích thích cơ thể tăng tiết hormon Prolactin, từ đó thúc đẩy quá trình tạo sữa tốt hơn.
Đặc biệt, Sữa hạt lợi sữa Matti mum là sữa hạt lợi sữa 100% đạm thực vật đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận NON GMO. Sản phẩm còn tích hợp 21 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu bổ sung cho mẹ và bé trong giai đoạn quan trọng sau sinh.
Để hấp thu trọn vẹn nguồn dưỡng chất và chuyển hoá vào sữa mẹ Matti mum ứng dụng Công nghệ Esolv® đột phá từ Hoa Kỳ. Công nghệ này đã được chứng minh có khả năng tăng hấp thu dưỡng chất gấp 20 lần.
Từ những ưu điểm nổi bật trên có thể thấy Sữa hạt lợi sữa Matti mum là giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào toàn diện nhất. Các mẹ nên bổ sung đều đặn 3 ly Matti mum mỗi ngày giúp sữa về nhanh, sánh đặc thơm ngon cho bé cứng cáp và bụ bẫm.
Trên đây là 9 giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào Duocsichobe đã gợi ý cho các mẹ. Nắm vững các kiến thức về sữa mẹ sẽ giúp hành trình cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các mẹ dễ dàng hơn.