Thời kỳ sau sinh mẹ bỉm thường gặp phải những vấn đề biến đổi về cơ thể trầm trọng. Một khi biết được những vấn đề thường gặp sau sinh sẽ giúp cho bạn đối mặt dễ dàng hơn với các vấn đề về thể chất cũng như tinh thần. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của duocsichobe chúng tôi.
Các bệnh thường gặp mẹ bỉm thời kỳ sau sinh
Người phụ nữ sau khi trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai vất vả thì cuối cùng cũng trải qua quá trình vượt cạn đầy gian nan để được “mẹ tròn con vuông”. Thế nhưng, mẹ còn phải đối mặt với một số bệnh ở thời kỳ sau sinh, đó là:
Thời kỳ sau sinh mẹ thường bị nhiễm trùng hậu sản
Thời kỳ sau sinh nhiễm trùng hậu sản là tình trạng thường xảy ra sau khi xuất phát từ đường sinh dục âm đạo, cổ tử cung trong 6 tháng đầu. Nhiễm trùng hậu sản vô cùng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ. Để nhận biết thì sản dịch sẽ có mùi hôi, bị sốt, tử cung co chậm và đau. Nếu thấy sản dịch đổi màu và có mùi hôi, sưng rát thì hãy báo ngay với bác sĩ để đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Băng huyết thời kỳ sau sinh
Sản phụ được xác định là băng huyết thời kỳ sau sinh nếu lượng máu tiếp tục ra trên 500ml. Tình trạng này thường gặp ở những sản phụ sinh nhiều lần, con nặng cân, nạo thai nhiều lần,… Triệu chứng, người bệnh thường có biểu hiện sốc, chảy máu ồ ạt từ tử cung ra âm đạo, ra máu với mức độ và hình thái khác nhau. Trường hợp mà máu không ngừng chảy dù sản phụ đã được điều trị bằng thuốc thì cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Có thể nói rằng, băng huyết thời kỳ sau sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Thường gặp phải bệnh bế sản dịch thời kỳ sau sinh
Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, dẫn tới rối loạn máu đông, chảy máu không cần gây nguy hiểm tính mạng. Để phòng tránh thì mẹ bỉm sau sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu gì bất thường không. Thường thì bác sĩ thường thực hiện nong cổ tử cung để tống sản dịch lấy hết phần dịch ứ đọng ở bên trong cổ tử cung. Để được thực hiện an toàn thì sản phụ chỉ được thực hiện thủ thuật này tại cơ sở y tế uy tín.
Hiện tượng tắc tia sữa thời kỳ sau sinh
Hiện tượng tắc tia sữa thời kỳ sau sinh là hiện tượng sữa không thoát ra ngoài được mỗi khi cho con bú. Khi tắc tia sữa không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú, xơ tuyến vú, nhiễm trùng,… Hiện tượng tắc tia sữa thường thấy bầu vú căng, đau nhức, cứng, sữa tiết ra ít hoặc không ra. Khi gặp phải hiện tượng tắc sức thì mẹ hãy duy trì việc cho bé ăn sữa mẹ tuyệt đối không ngưng cho bé bú.
Triệu chứng táo bón và trĩ
Bệnh trĩ và táo bón có thể sẽ xuất hiện trong thời gian mang thai và thời kỳ sau sinh. Để cải thiện thì mẹ bìm cơ thể sử dụng thuốc mỡ, thuốc xịt cùng với chế độ ăn chủ yếu chất xơ và chất lỏng. Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng, hoặc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Đại tiểu tiện không thể tự chủ
Tình trạng đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ thời kỳ sau sinh có thể gây khó chịu cho mẹ. Tình trạng vô tình tiểu, đặc biệt là khi cười, ho hoặc lo âu, nguyên nhân do kéo giãn bàng quang thời kỳ mang thai và sinh nở. Để đối phó tình trạng này thì hãy sử dụng băng vệ sinh. Trường hợp tình trạng này xảy ra kéo dài thì hãy tới bác sĩ thăm khám ngay nhé.
Mắc trầm cảm thời kỳ sau sinh
Trầm cảm thời kỳ sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc, người mẹ hay có suy nghĩ tiêu cực, tinh thần mệt mỏi, buồn chán, lo lắng về nhiều vấn đề cuộc sống. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mức độ nhẹ, vừa, hoặc nặng thậm chí không tự khỏi nếu không chữa trị kịp thời.
Cách phòng tránh những bệnh thường gặp cho mẹ bỉm ở thời kỳ sau sinh
Mẹ bỉm trong thời kỳ hậu sản sau sinh thường có những thay đổi về sinh lý, và đòi hỏi cần phải có sự chăm sóc hợp lý. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp cho các mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho mẹ bỉm thời kỳ sau sinh
Thời kỳ sau sinh mẹ bỉm cần phải được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn kiêng quá mức. Bởi có nhiều quan niệm xưa cho rằng mẹ không nên ăn một số thức ăn bởi gây hại cho cơ thể ( chẳng hạn như ăn cam sẽ bị chảy nước vàng,…). Thế nhưng, theo y học đã nghiên cứu và chỉ ra những quan niệm đó là sai lầm. Do vậy, nếu ăn kiêng không đúng cách sẽ khiến cho sản phụ thiếu đi dinh dưỡng cần thiết.
Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thì mẹ hãy ăn đầy đủ ba nhóm dưỡng chất mỗi ngày như: tinh bột, đạm, chất béo.
Bên cạnh đó, cung cấp chất xơ, trái cây là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là nước. Trong sữa mẹ có thành phần chủ yếu là nước, mỗi ngày hãy cung cấp ít nhất từ 2 đến 3 lít nước.
Thời kỳ sau sinh cần phải vệ sinh đúng cách
Có nhiều quan điểm cho rằng thời kỳ sau sinh mẹ phải ở cữ, không được tắm phải ủ ấm bằng than,… Thế nhưng, quan điểm này là một sai lầm vì không tắm sẽ là nguyên nhân tích tụ vi khuẩn, sinh ra nhiễm trùng. Không những vậy, nằm than là hành động nguy hiểm, người hít phải loại khí trong than sẽ ảnh hưởng tới hô hấp, gây tử vong.
Bởi vậy, thời kỳ sau sinh mẹ cần phải tắm rửa mỗi ngày và vệ sinh vùng vết thương bằng khăn vải sạch để giữ cho vết mổ mau khô. Hơn nữa, không cần thiết nhét bông gòn vào tai, nếu để lọt sâu vào trong tai sẽ gây ra nhiều nguy hiểm không đáng có.
Phòng tránh bằng việc thực hiện chế độ vận động hợp lý
Những bà mẹ sau khi sinh em bé xong sẽ được nằm theo dõi một thời gian, khi ổn định sẽ chuyển qua phòng hậu sản. Vào ngày đầu mẹ nên tập vận động sớm, rồi từ từ đi lại. Cách này sẽ giúp cho mẹ bỉm nhanh lấy lại sức khỏe và giảm cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ cũng như phòng tránh được những biến trứng sau sinh.
Mẹ bỉm cần chú ý trong thời gian đầu, bởi cơ thể lúc này chưa phục hồi tốt nên có thể gây té ngã nếu thay đổi tư thế đột ngột. Bởi vậy, các bà mẹ hãy chuyển từ tư thế nằm sang ngồi. Trong thời gian này, mẹ cũng cần phải có thêm sự giúp đỡ của người thân tới khi có thể tự đi lại một mình. Ngoài ra, có một số bài tập giúp cho cơ thể vùng sinh môn khỏe hơn giúp ngăn ngừa táo bón.
Cần có một chế độ thư giãn và nghỉ ngơi phù hợp
Cơ thể mẹ sau khi sinh em bé có nhiều sự biến đổi về tâm lý, công với việc mẹ phải chăm sóc trẻ ngày đêm. Vào thời điểm này mẹ rất cần giúp đỡ, cần sự quan tâm của người thân trong gia đình. Mọi người cần động viên, sẻ chia chăm sóc phụ giúp để mẹ bỉm có thể tranh thủ nghỉ ngơi. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho tâm lý của mẹ được thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc đảm nhận thiên chức làm mẹ.
Có thể nói, thời kỳ sau sinh là giai đoạn vô cùng quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Nếu không chăm sóc tốt sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe của mẹ suy yếu.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tới bạn về các bệnh thường gặp và cách phòng tránh trong thời kỳ sau sinh. Hãy truy cập website duocsichobe để bỏ túi thêm nhiều kiến thức.