Sau thời gian nghỉ thai sản, các mẹ sẽ trở lại công việc quen thuộc của mình. Điều đó khiến cho sản phụ phải rời xa bé yêu trong khoảng thời gian dài. Để đảm bảo cho trẻ nhỏ luôn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, các mẹ hãy áp dụng những cách bảo quản sữa mẹ đúng cách trong bài viết tại duocsichobe ngay nhé!
Bật mí những cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả nhất
Mọi người thắc mắc cách bảo quản sữa mẹ như thế nào để không bị hỏng? Ngày nay có nhiều thiết bị hỗ trợ cho sản phụ có thể bảo quản sữa lâu dài để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Sản phụ hãy tham khảo những biện pháp bảo quản sữa mẹ dưới đây để sử dụng lâu dài nhé!
Cách bảo quản sữa mẹ sau sinh trong ngăn đá tủ lạnh
Nhiều người thắc mắc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được thực hiện ra sao? Để giữ sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, sản phụ hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, sau khi các mẹ vắt ra nên đổ ngay sữa vào túi bảo quản chuyên dụng. Sau đó, sản phụ hãy ghi lại ngoài túi thời gian và ngày giờ vắt để tránh quên.
- Cất sữa đã vắt vào ngăn đông đá trong tủ lạnh là phương pháp bảo quản sữa mẹ hiệu quả. Nếu không thể, các mẹ hãy để sữa ở nhiệt độ phòng tầm khoảng 26°C. Với nhiệt độ này, sữa mẹ chỉ để được khoảng trong vòng 6 giờ. Sản phụ nên tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời hay nguồn nhiệt cao.
- Mọi người có thể bảo quản sữa mẹ lên đến 48 giờ trong tủ lạnh.
- Bảo quản sữa mẹ đúng cách giúp nguồn sữa giữ được sự tinh khiết ở trạng thái đông. Với cách bảo quản sữa trong tủ lạnh, sữa có thể trữ trong vòng từ 1 – 2 tuần. Đối với tủ phun sương, sữa mẹ sẽ được bảo quản trong vòng 3 tháng. Đối với nhiệt độ tủ -18°C thì sữa sẽ giữ được tới 6 tháng.
- Để bảo quản sữa mẹ đúng cách, sản phụ nên chia sữa thành các túi nhỏ để rút ngắn thời gian làm lạnh và tránh lãng phí. Khi tiến hành rã đông, sữa mẹ sẽ nhanh tan nhanh hơn khi mọi người để ở túi lớn.
Rã đông và làm nóng sữa mẹ
Sau khi biết cách trữ đông sữa mẹ, mọi người cần hiểu rõ các quy tắc rã đông sữa hiệu quả để tránh bị nhiễm khuẩn nhé.
- Dựa vào thời gian vắt sữa, các mẹ lấy sữa ra rồi làm ấm và cho bé yêu dùng trước. Đối với lượt sữa vắt ra sau thì sản phụ hãy lưu trữ cho lần sau.
- Mẹ sau sinh không nên tiến hành rã đông sữa ở nhiệt độ phòng. Khi làm như thế sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào sữa nhanh chóng. Để rã đông sữa mẹ, sản phụ nên tiến hành hấp cách thủy hay làm ấm sữa. Mọi người nên nhớ không được đun hay hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ biến đổi các thành phần trong sữa mẹ.
- Mẹ bỉm nên lắc nhẹ chai sữa để phần váng và sữa được trộn lẫn với nhau. Mọi người không nên lắc quá mạnh sẽ làm phân hủy dưỡng chất có trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, sản phụ hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú. Khi bé yêu bú không hết sữa sau khi rã đông nên bỏ đi.
Cách thức bảo quản sữa mẹ sau sinh khi không có tủ lạnh
Đối với trường hợp mọi người không có tủ lạnh thì bảo quản sữa mẹ như thế nào? Đối với vấn đề này, mọi người hãy lấy sữa đã được trữ cho vào thùng xốp hay cách nhiệt. Bước tiếp theo, mẹ sau sinh hãy cho đá vào rồi đậy kín để ở chỗ mát.
Khi lấy ra rã đông, các mẹ nên nhớ đổ đầy sữa vào từng phần riêng để cho con nhỏ bú ngay sau đó trong 1 lần. Chị em có thể tiến hành từ 60 – 120ml và điều chỉnh dần theo nhu cầu của con nhỏ.
Bên cạnh đó, mẹ bỉm có thể cân nhắc dự trữ các phần sữa ít hơn từ 30 – 60ml. Điều này giúp cho sản phụ có sữa cho trẻ nhỏ bú khi gặp việc đột xuất hay không có thời gian để trữ sữa. Sữa mẹ sẽ nở ra sau khi được làm nóng, mọi người không nên đổ tràn miệng bình hay túi trữ sữa để tránh lãng phí.
Cách bảo quản sữa mẹ bỉm sau khi đã được vắt ra
Mọi người băn khoăn không biết phải bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra bằng những công cụ gì? Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất sẽ phụ thuộc nhiều vào các dụng cụ mà các mẹ dùng.
Trữ sữa mẹ trong bình
Mẹ sau sinh hãy dùng bình nhựa hay thủy tinh để trữ sữa sau khi được vắt ra. Theo chia sẻ của bác sĩ, bình thủy tinh sẽ tốt hơn rất nhiều so với bình nhựa vì dễ vệ sinh và không bị ám mùi.
Mọi người hãy tiến hành rửa sạch bình bằng dung dịch chuyên dụng và nước ấm. SAu đó, bạn hãy để cho ráo nước trước khi sử dụng.
Mẹ bỉm không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống trong bình.
Lưu ý: Các mẹ hãy ghi nhớ rằng bình nhựa sẽ bị biến dạng khi sữa được trữ đông. Chai thủy tinh cũng rất dễ bị vỡ nếu mọi người sử dụng không đúng cách. Do đó, sản phụ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi tiến hành cho sữa vào để trữ.
Lưu trữ bằng túi sữa
Mẹ bỉm có thể mua những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng. Những loại túi này được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ hiệu quả hơn.
Mọi người hãy cho khoảng 60 – 120ml sữa vào túi để trữ. Mẹ sau sinh hãy ép hết không khí ra ngoài. Lưu ý, sản phụ đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở.
Để túi trữ sữa ở trong tủ đá với nhiệt độ thấp.
Mọi người nên nhớ lựa chọn túi trữ sữa của thương hiệu uy tín để tránh tình trạng bị rách. Hơn thế nữa, một số chất dẻo có trong các loại túi kém chất lượng sẽ khiến cho sữa bị nhiễm độc.
Trên đây là những nội dung mà duocsichobe.com đã chia sẽ cho mọi người biết cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt. Các mẹ hãy lưu về để thực hiện một cách tốt nhất nhé. Nếu còn gặp những vấn đề gì khác hãy truy cập trang web để tìm kiếm những thông tin cần thiết khác nhé!
>>> Xem thêm: Top 3 Cách Rã Đông Sữa Mẹ Nhanh Chóng Mà Mọi Người Nên Biết