Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh là điều mà các mẹ hết sức chú ý. Bởi trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh do sức đề kháng còn yếu. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, dấu hiệu cũng khá đa dạng. Để nhận biết cũng như biện pháp ngăn ngừa bé cảm lạnh, hãy theo dõi bài viết của duocsichobe.com nhé.
Nhiễm lạnh là căn bệnh như thế nào
Nhiễm lạnh hay còn được gọi là cảm lạnh, đây chính là căn bệnh liên quan tới hệ hô hấp trên là mũi và họng. Nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm lạnh là do các loại virus, đặc biệt là loại virus rhinovirus. Trong khi, trẻ sơ sinh vừa sinh ra hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm lạnh.
Theo các chuyên gia chia sẻ, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh không quá nguy hiểm có thể tự khỏi sau một tuần. Thế nhưng, các bậc phụ huynh cũng không vì thế mà chủ quan vì cảm lạnh cũng gây ra chứng khó chịu cho bé. Có nhiều trường hợp bé bị nhiễm lạnh không được chữa kịp thời. Dẫn đến mắc các bệnh nặng hơn về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,…
Một điều mà cha mẹ cần chú ý đó chính là con yêu có thể bị nhiễm lạnh bất cứ thời điểm nào, nhất là khi chuyển mùa. Thường thì trong hai năm đầu đời bé có thể bị cảm lạnh khoảng 8-10 đợt/năm. Khi lớn hơn, hệ miễn dịch cũng dần được hoàn thiện, tần suất mắc bệnh cũng sẽ giảm.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bố mẹ cần biết
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh có khá nhiều triệu chứng, đặc biệt triệu chứng thường thấy nhất là bé bị chảy nước mũi. Trong thời gian mới khởi phát bệnh, chất tiết từ niêm mạc xoang mũi sẽ chuyển thành loãng và trong. Thế nhưng, càng về sau, nước mũi sẽ có màu vàng xanh và đặc hơn. Lúc này, bé sẽ cảm thấy khó thở vì bị nghẹt mũi, giấc ngủ sẽ không sâu giấc.
Thời gian tiếp theo, bố mẹ sẽ thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Ho, đặc biệt bé hay bị ho nhiều vào buổi tối;
- Hắt xì hơi quá nhiều lần;
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh, bé ăn uống kém hơn bình thường, bỏ uống cả sữa mẹ và sữa công thức.
- Trẻ dễ quấy khóc, không chơi đùa vui vẻ như ngày thường;
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh như sốt cao, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh đã nhiễm nặng hơn.
Có thể thấy, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh rất giống với các bệnh lý hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản,… Do vậy mà nhiều cha mẹ hay nhầm lẫn và tự ý cho con yêu nhà mình uống thuốc kháng sinh để điều trị. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé về sau.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh
Khi thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh, dưới đây là các biện pháp mà mẹ nên áp dụng và không nên thực hiện khi bé bị lạnh:
Những biện pháp điều trị có thể sử dụng khi trẻ sơ sinh bị lạnh
Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thông thường thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tại nhà giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn như:
- Cho bé uống nhiều sữa hơn, trường hợp mà bé đã trên 6 tháng tuổi thì bố mẹ có thể cho con uống thêm nước nhé.
- Thực hiện rửa mũi và hút sạch dịch tiết từ mũi bé bằng nước muối sinh lý. Hoặc bố mẹ có thể mua máy hút chuyên dụng cho bé tại các cơ sở y tế để hút được sạch nhất. Phương pháp này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để nâng cao độ ẩm không khí xung quanh. Phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ nên sử dụng máy tạo độ ẩm mát hay ẩm nóng. Trường hợp sử dụng máy ẩm nóng thì bố mẹ hãy hết sức chú ý để không gây bỏng cho bé nhé.
Những biện pháp không được thực hiện khi trẻ sơ sinh bị lạnh
Bên cạnh đó, cũng có một số biện pháp bố mẹ lưu ý không nên thực hiện khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh, đó là:
- Không cho bé uống kháng sinh để điều trị bệnh;
- Khi trẻ bị sốt bố mẹ chú ý không dùng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi không khuyến cáo sử dụng thuốc giảm ho;
- Tuyệt đối không để bé nằm sấp khi bé ngủ vì sẽ gây tức ngực, khó thở.
Hiện tại, chưa có biện pháp hay thuốc đặc trị nào dành riêng cho bệnh cảm lạnh ở trẻ. Đa phần các bé sẽ tự phục hồi theo thời gian, nên bố mẹ chỉ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Trường hợp, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh không giảm, thậm chí có biểu hiện mệt mỏi hơn. Bố mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đến khoa nhi ở bệnh viện để được hỗ trợ.
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh tới gặp bác sĩ
Mặc dù bệnh cảm lạnh không gây nguy hiểm, thế nhưng với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì phụ huynh vẫn nên đưa đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sớm. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị sốt cao, sốt kéo dài, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để trợ giúp.
Ngoài ra, khi thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh xuất hiện các triệu chứng bất thường thì phụ huynh cũng cần phải nhanh chóng đưa con đến bác sĩ:
- Thấy da của bé bị nổi mẩn đỏ;
- Trẻ nôn mửa khi ăn bú mẹ;
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy;
- Ho lâu ngày, ho dai dẳng và có nhiều đờm đặc màu vàng xanh hoặc có máu;
- Bé mắc chứng khò khè, khó thở,dấu hiệu rút lõm lồng ngực;
- Thấy bé gãi tai, quấy khóc hoặc có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh khác thể hiện sự khó chịu hoặc đau ở tai/đầu.
- Trẻ đi tiểu ít, mất nước, môi khô,…hoặc đầu ngón tay có dấu hiệu tím tái.
Khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng trên rất có thể virus cảm lạnh đã xâm nhập và gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản,… Do vậy, khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh, bố mẹ hãy đưa con tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị.
Vì sao giữ ấm cho trẻ sơ sinh lại là vấn đề quan trọng
Có thể thấy, trẻ sơ sinh khó có thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ tốt như người lớn. Cơ thể bé bị mất nhiệt rất nhanh, thậm chí nhanh hơn gấp 4 lần so với người trưởng thành. Đối với một số trường hợp đặc biệt như trẻ sinh non hoặc nhẹ cân. Các bé thường không có lớp mũ đủ dày để có thể kiểm soát thân nhiệt ngay cả trong môi trường ấm áp.
Đối với trẻ sơ sinh đã đủ tháng và khỏe mạnh thì cơ thể vẫn có thể không giữ ấm trong môi trường quá lạnh. Điều đặc biệt quan tâm đó là khi bé bị lạnh quá mức. Cơ thể bé sẽ phải sử dụng năng lượng và lượng oxy để tao ra hơi ấm thay vì sử dụng để phát triển. Nếu thân nhiệt của bé giảm 1 độ so với mức nhiệt lý tưởng 36,5 độ C thì mức oxy giữ ấm cho cơ thể sẽ tăng 10%.
Vì vậy, nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh là điều rất quan trọng để giúp bé giữ và tích lũy năng lượng dự trữ. Điều này lại càng quan trọng hơn đối với những bé sinh non hay bé đang bị ốm.
=> Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tay chân lạnh
Những điều cần lưu ý khi đưa bé ra ngoài trong thời tiết lạnh
Có nhiều bố mẹ thắc mắc rằng có nên đưa bé ra ngoài khi thời tiết lạnh không? Câu trả lời là vẫn có thể miễn sao phụ huynh đảm bảo cho bé mặc ấm và được bảo vệ tốt. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết mà bạn nên tham khảo:
- Thời tiết có mưa gió, nếu bé không mau bị ướt sẽ khiến cho cơ thể bé bị cảm lạnh. Bởi vậy, mẹ nên mang theo quần áo dự phòng cho bé khi đi ra ngoài trong trường hợp thời tiết xấu.
- Mặc thêm áo cho con yêu và đắp thêm một chiếc chăn mỏng nếu phụ huynh cho bé ngồi trong xe đẩy;
- Nếu thời tiết bên ngoài lạnh bố mẹ nên cho con đội thêm mũ và mang thêm bao tay, tất chân để giữ ấm.
- Sử dụng đai địu trẻ sơ sinh khi ra ngoài là cách giúp bé đước giữ ấm tốt hơn, tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh, việc nhận biết trẻ sơ sinh bị lạnh sẽ không còn khó khăn nếu phụ huynh trang bị đầy đủ kiến thức. Nếu đã tuân theo một số khuyến cáo nhưng bé vẫn bị lạnh thì cách tốt nhất nên đưa con đi khám nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu thấy bài viết hữu ích hãy để lại đánh giá cho web duocsichobe.com chúng tôi nhé!