[GÓC CHIA SẺ] Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của chị em

Bất kỳ mẹ bỉm sữa nào khi sinh con ra đều mong mình có nguồn sữa dồi dào để nuôi con phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Tuy nhiên, một số mẹ bỉm mới lần đầu làm mẹ vẫn còn khá lúng túng trong việc gọi sữa về nhanh, nhiều sau sinh cũng như cách chăm con khỏe mạnh, ít ốm vặt. Đừng lo lắng, tất tần tật kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ được duocsichobe.com tổng hợp qua bài viết dưới đây. Ghi lại những kinh nghiệm này chắc chắn mẹ đã tự tin chăm con đúng cách và có nguồn sữa chất lượng rồi đấy!

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ là gì?

Nuôi con bằng sữa mẹ hay nuôi con bằng sữa công thức là 2 phương pháp được các mẹ bỉm lựa chọn để cho con được lớn lên khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi. Mỗi phương pháp sẽ có một ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ có hành trình nuôi con nhẹ nhàng, hạnh phúc
Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ có hành trình nuôi con nhẹ nhàng, hạnh phúc

Nguồn dưỡng chất cần thiết cho trẻ được tổng hợp trong sữa mẹ. Bé bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung thêm bất kì loại thực phẩm nào khác. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ chất béo, vitamin, khoáng chất, tinh bột, đường…giúp cho con được phát triển thể trạng và não bộ.

Hơn thế nữa, sữa mẹ còn có nguồn kháng thể tự nhiên giúp bé được hoàn thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Những em bé được bú mẹ hoàn toàn ít bị ốm vặt hay đầy bụng, khó tiêu như các em bé uống sữa công thức.

Sữa mẹ gồm những loại sữa nào?

Bản năng làm mẹ giúp người mẹ dù chưa có kinh nghiệm vẫn có thể chăm con ngay từ giây phút em bé ra đời. Tuy nhiên, để chăm được con đúng cách nuôi con khôn lớn thì các mẹ cần đúc rút kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ nhiều hơn nữa.

Trước hết, mẹ cần hiểu rõ về các hình thái của sữa mẹ. Hiểu đúng giúp mẹ cho con bú đúng, bú đủ và tránh việc mẹ bị viêm tắc tuyến vú.

Sữa non trong 24 – 48h sau sinh

Sữa non là sữa đầu tiên bé được bú sau khi vừa sinh ra. Và thường sữa non chỉ xuất hiện trong thời gian từ 24 – 48h sau sinh mà thôi. Bởi vậy, mẹ cần tận dụng thời gian vàng này để cho con bú những dòng sữa vàng sau sinh.

Sữa non chứa nhiều kháng thể cho bé
Sữa non chứa nhiều kháng thể cho bé

Vì sao gọi sữa non là sữa vàng? Bởi, sữa non chứa rất nhiều dưỡng chất, rất nhiều protein và các hợp chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bé được bú sữa non ngay sau khi chào đời sẽ có nguồn năng lượng dồi dào cũng như kháng thể lớn để tránh được những vi rút, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.

Sữa non chỉ có trong thời gian ngắn nên ngay khi sinh ra mẹ cần cho con bú ngay để con có thể ăn được nhiều sữa non nhất có thể.

Sữa trưởng thành

Sau thời gian sản sinh ra sữa non bầu vú của mẹ sẽ tiếp đến là sản xuất sữa trưởng thành. Sữa trưởng thành cũng có rất nhiều protein nhưng lượng protein chỉ bằng ½ sữa non mà thôi. Trong sữa trưởng thành có các thành phần chính là: nước, dinh dưỡng và chất béo.

Sữa trưởng thành
Sữa trưởng thành

Sữa đầu: thường có màu trong suốt và thành phần chính là nước. Bởi vậy, bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn mẹ không cần bổ sung thêm nước ngoài cho bé.

Sữa giữa: sữa giữa thường chủ yếu là các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C…và các khoáng chất thiết yếu. Nguồn dưỡng chất này giúp bé tăng cân đều, lanh lợi và linh hoạt hơn.

Sữa cuối: chủ yếu là chất béo được tích tụ ở tầng cuối của sữa mẹ. Những em bé bụ bẫm, tăng cân nhiều là do được bú nhiều, bú kiệt lớp chất béo tầng cuối cùng của sữa mẹ.

Phân chia từng tầng lớp sữa khác nhau giúp bé có đủ dinh dưỡng, nước, chất béo đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bởi vậy, khi bé bú mẹ mẹ cần cho bú kiệt 1 bên rồi mới chuyển bên khác để bé được nạp vào cơ thể nguồn chất béo dồi dào.

Nguyên lý bài tiết của sữa mẹ

Rất nhiều mẹ hiểu sai về quá trình tiết sữa mẹ rằng đó là do cơ địa người nhiều sữa, người ít sữa. Tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức sai lầm. Bởi, quá trình tiết sữa mẹ chịu sự tác động của 4 hormone chính là: prolactin, oxytoxin, estrogen, progesterone. Khi lượng hormone này tăng giảm trong sữa mẹ sẽ điều tiết số lượng sữa mẹ nhiều hoặc ít.

Quá trình bài tiết sữa trên bầu vú
Quá trình bài tiết sữa trên bầu vú

Phản xạ tiết sữa

Khi trẻ thực hiện hoạt động ngậm ti mẹ và mút sữa sẽ kích thích đầu vú mẹ và sản sinh ra hormone prolactin. Hormone prolactin đi vào máu, qua tuyến vú và làm tuyến vú sản xuất ra sữa. Khi trẻ mút và bú càng nhiều thì prolactin càng được tiết ra nhiều và sữa mẹ càng về nhiều hơn.

Phản xạ phun sữa

Cũng trong quá trình trẻ mút hormone Oxytoxin sẽ được kích thích và bài tiết ra ở tuyến vú. Tác dụng của oxytoxin này là thúc đẩy các tế bào cơ đang ở quanh nang sữa co đẩy để đẩy sữa trong bầu vú ra ngoài. Tuy nhiên, oxytoxin này ngoài bị tác động bởi quá trình mút của bé còn chịu sự tác động bởi ý nghĩ của mẹ.

Khi mẹ có cảm giác hạnh phúc, yêu thương, gắn kết với con thì phản xạ hormone oxytoxin càng tăng cao. Nhờ vậy mà sữa mẹ càng tiết về nhiều. Còn khi mẹ căng thẳng, trầm cảm, stress thì oxytocin càng bị giảm đi khiến sữa mẹ ít và có thể mất dần.

Ức chế tiết sữa

Ngoài quá trình phản xạ tiết sữa và phun sữa thì trong bầu vú mẹ còn thực hiện quá trình ức chế tiết sữa. Tức là, khi sữa mẹ trong bầu vú đầy thì sự ức chế tiết sữa sẽ làm cho tuyến sữa ngưng tiết ra. Bởi vậy, mẹ muốn tạo nhiều sữa hoặc là cho con bú kiệt theo cữ hoặc mẹ phải thường xuyên hút sữa bằng máy hút.

Bầu vú mẹ càng rỗng thì quá trình tái tạo sữa càng nhiều, càng nhanh. Bởi vậy, những mẹ bỉm cho con bú thường xuyên theo cữ hoặc chăm chỉ hút sữa sẽ càng có nhiều sữa và sữa đặc hơn.

Có nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên hay không?

Cơ chế sản sinh sữa trong bầu ngực của mẹ là hoàn toàn tự nhiên và theo “bản năng”. Ngay sau khi sinh dù trẻ chưa bú mẹ thì sữa vẫn về trong bầu ngực mẹ. Tùy vào việc mẹ sinh thường hay sinh mổ mà sữa về nhanh hay chậm mà thôi.

Cho trẻ bú thường xuyên giúp duy trì lượng sữa ổn định
Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ: cho trẻ bú thường xuyên giúp duy trì lượng sữa ổn định

Thời gian đầu sau khi sinh mẹ nhiều sữa hay ít sữa phụ thuộc vào việc trẻ bú nhiều hay ít. Nên mẹ muốn sữa về nhiều, duy trì ổn định lượng sữa thì nên cho con bú thường xuyên, bú theo cữ và bú kiệt từng bên.

Trẻ bú mẹ thường xuyên, theo cữ giúp các dây thần kinh ở đầu vú được kích thích và gửi thông điệp đến tuyến yên ở não mẹ. Tại tuyến yên sẽ sản sinh ra hormone oxytocin và prolactin. Prolactin tác động đến các nang sữa của mẹ để sản sinh ra sữa trong bầu ngực. Oxytocin sẽ báo hiệu cho các phế nang co lại, ép sữa mẹ đổ vào ống dẫn sữa và tiết sữa ra bên ngoài vào mồm bé khi bé thực hiện hoạt động bú.  

Mẹ thiết lập cữ bú cho con từ 1 – 3 giờ sẽ khiến hormone prolactin được tăng lên, tuyến vú được kích thích và sản xuất sữa nhiều hơn. Việc mẹ cho trẻ bú thường xuyên sẽ thiết lập quy trình hoàn hảo giúp sữa mẹ sản sinh nhiều hơn và ổn định cho đến khi mẹ cai sữa cho con.

Cữ bú của trẻ như thế nào là hợp lý? Thời gian bú mẹ của trẻ đến khi nào?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được bú mẹ hoàn toàn ngay từ khi mới sinh ra sau 1 – 2h tại phòng sinh kéo dài tới 6 tháng tuổi. Ngoài 6 tháng tuổi bé vẫn bú mẹ kết hợp với ăn dặm, ăn thô.

Việc cho trẻ bú đúng cữ và kéo dài thời gian bú mẹ giúp bé phát triển thể chất và não bộ. Không những vậy, còn giúp hoàn thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

Cữ bú của trẻ như thế nào là hợp lý?

Ngay từ khi còn ở phòng sinh mẹ nên cho trẻ bú để có thể gọi sữa về nhanh hơn. Và những dòng sữa non đầu tiên trẻ được bú không chỉ cung cấp protein, chất béo mà còn chứa rất nhiều lợi khuẩn cho đường ruột và hệ miễn dịch của bé.

Mẹ nên thiết lập cữ bú của bé để bé được bú no, bú kiệt dưỡng chất và ngủ sâu giấc tránh tình trạng bú lắt nhắt. Mẹ nên cho trẻ bú khi thấy các dấu hiệu sau chứng tỏ bé bị đói bụng:

  • Sau khi trẻ thức dậy, cử động và tìm ti mẹ.
  • Trẻ mút tay, liếm môi, lưỡi chứng tỏ trẻ đang đói bụng.
  • Sau 2 – 3h tính từ cữ bú trước nếu bé ngủ say mẹ cần lay gọi bé dậy cho bú.
Cữ bú của trẻ từ 2 - 3h /cữ
Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ: Cữ bú của trẻ từ 2 – 3h /cữ

Bởi, những ngày đầu thời gian ngủ của bé có thể từ 20 – 22h. Mẹ cần căn thời gian hợp lý để gọi bé ăn đúng cữ và ngủ được sâu giấc tránh quấy khóc, ọ ẹ trong lúc ngủ.

Cho trẻ bú trong thời gian từ 10 – 15 phút tùy nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên cho bú kiệt 1 bên rồi mới sang bên thứ 2 để bú được lớp sữa béo cuối cùng. Mỗi cữ cách nhau 2 – 3h để dạ dày bé có thể tiêu hóa. Cũng như sữa mẹ được tái tạo lại với đầy đủ dinh dưỡng, chất béo.

Thời gian bú mẹ của trẻ đến khi nào?

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo các mẹ bỉm nên nuôi con hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, kết hợp bổ sung thực phẩm, dưỡng chất thiết yếu song song cho trẻ bú đến 2 tuổi. Hoặc tùy theo điều kiện thực tế, nhu cầu của bé để mẹ có thể cai sữa cho trẻ sớm hay muộn hơn.

Các nhà khoa học khuyến cáo cho trẻ bú đến 2 tuổi
Các nhà khoa học khuyến cáo cho trẻ bú đến 2 tuổi

Khi bé đã đạt một trong những tiêu chí dưới đây thì mẹ nên cai sữa cho bé:

  • Bé đã ăn dặm và ăn thô tốt, số lượng bú sữa mẹ không nhiều.
  • Bé có thể chất phát triển tốt, tăng cân đều và ít ốm vặt.
  • Bé không quấy khóc đòi mẹ bú, không bị khát sữa, lười ăn và sụt cân.

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ từ 0 đến 2 tuổi

Áp dụng kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 2 tuổi mang lại nhiều ích lợi cho bé và mẹ.

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Bú sữa hoàn toàn mang lại nhiều ích lợi cho trẻ

Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 tuổi mang lại rất nhiều ích lợi cho bé hơn so với những em bé bú bằng sữa công thức:

  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ tăng cân đều

Trong sữa mẹ có tổng hòa các chất dinh dưỡng như vitamin, protein, đạm, đường, chất béo. Nguồn dinh dưỡng này đủ cung cấp năng lượng cho bé có giấc ngủ sâu, đủ năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé. Bú sữa mẹ hoàn toàn bé không còn tình trạng bị táo bón, đầy hơi như sữa công thức.

Trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con
Trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con
  • Cung cấp kháng thể giúp bé mạnh khỏe, ít ốm vặt

Trong sữa mẹ chứa nguồn kháng thể lớn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ chống lại được vi rút, vi khuẩn ngoài môi trường. Trẻ bú mẹ hoàn toàn ít mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa hơn.

  • Bé duy trì cân nặng ổn định, không bị thừa cân béo phì

Lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ được chuyển hóa vào cơ thể bé thông qua việc bé bú sữa mẹ. Quá trình chuyển hóa và hấp thu diễn ra đồng đều giúp bé tăng cân đều, mà không bị thừa cân, béo phì.

  • Bé thông minh và lanh lợi hơn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có chỉ số IQ cao hơn nhiều so với trẻ bú sữa công thức. Bởi trong sữa mẹ giàu HMO – giúp tăng cường hệ tiêu hóa giúp chúng khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ tác động lên thần kinh giúp não bộ hoạt động tốt hơn, trẻ thông minh hơn.

Lợi ích cho mẹ khi cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ cho thấy việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn không chỉ giúp bé mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ.

  • Quá trình co thắt tử cung nhanh, đẩy hết sản dịch ra ngoài

Việc bé mút đầu ti giúp các cơ của mẹ hoạt động nhiều hơn, oxytocin được tiết ra nhiều hơn. Oxytocin là một trong những hormone giúp co thắt tử cung nhanh hơn, mẹ trở về kích thước ban đầu nhanh mà ít gây đau đớn.

  •  Giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh

Mẹ cho bé bú càng gắn kết tình cảm mẹ con, nâng cao tinh thần và trách nhiệm của mẹ đối với con. Vì vậy, sẽ có nhiều hormone hạnh phúc được tiết ra giúp mẹ tránh được căng thẳng, phiền não và tránh được trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, cho con bú thường xuyên cũng là biện pháp giúp mẹ giảm cân tự nhiên mà chẳng cần ăn kiêng hay tập luyện. 

Giúp mẹ giảm cân
Giúp mẹ giảm cân
  • Tránh thai tự nhiên

Cho trẻ bú mẹ cũng là 1 cách tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả tránh thai không cao. Mẹ nên cân nhắc việc sử dụng phương pháp này để tránh thai.

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ: tư thế cho con bú đúng tránh sặc sữa

Mẹ cần cho bé bú đúng tư thế không chỉ không chỉ giúp bé tránh bị sặc sữa mà còn giúp mẹ gọi được lượng sữa dồi dào, đều sau khi sinh. Ngoài ra, việc bú đúng tư thế còn giúp con dễ vào giấc ngủ, tránh mỏi cổ, quấy khóc, khó chịu khi bú sai tư thế.

Có nhiều tư thế giúp trẻ bú đúng cách, tránh sặc sữa
Có nhiều tư thế giúp trẻ bú đúng cách, tránh sặc sữa
  • Bế bé cho bú

Mẹ bế bé để đầu và người bé trên cùng 1 đường thẳng. Mặt bé hướng vào bầu vú của mẹ, mũi vươn lên trên núm vú. Mẹ hơi nghiêng người bé để miệng bé dễ dàng ngậm hết khớp vú, tay mẹ đỡ thân và mông. Nếu bầu vú của mẹ lớn che kín mũi bé thì mẹ phải nhẹ nhàng ấn bầu vú xuống để tránh việc bé bị lấp kín mũi rất dễ ngạt.

  • Nằm nghiêng 1 bên để cho bú

Với tư thế nằm nghiêng ngày giúp mẹ có thể dễ dàng cho bé bú và nghỉ ngơi tránh việc ngồi nhiều đau lưng. Mẹ nằm nghiêng 1 bên kết hợp với cho bé nằm nghiêng hướng mặt về phía bầu vú. Miệng bé dễ dàng ngậm hết khớp vú, phần mũi cần được để thông thoáng.

Mẹ dùng tay nhẹ nhàng bóp nhẹ đầu ti để sữa tránh chảy nhiều vào miệng bé khi bé bú sữa về nhiều. Cách làm này giúp hạn chế tình trạng bé bị sặc khi bú sữa.

Lưu ý: khi cho trẻ bú mẹ cần cho bé ngậm đúng bầu vú để lực hút đủ mạnh giúp sữa ra đều. Miệng trẻ mở rộng ngậm hết khớp ti, cằm chạm vào vú mẹ, mũi để hở để bé tránh bị ngạt khi bú.

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ: cách vắt sữa không đau rát đầu ti

Một số trường hợp do mẹ nhiều sữa hoặc con đã bị quen bú bình không chịu bú trực tiếp thì mẹ cần vắt sữa ra. Việc vắt sữa cũng giúp cho các ống dẫn sữa rỗng, quá trình sản xuất sữa được tiếp diễn liên tục.

Ngoài ra, vắt sữa theo cữ cũng là cách để mẹ gọi sữa về nhiều, cân bằng lượng sữa và duy trì ổn định trong thời gian dài để nuôi con.

Hút sữa thường xuyên
Hút sữa thường xuyên để duy trì lượng sữa và tránh bị tắc tuyến vú

Thường mẹ sẽ sử dụng máy vắt sữa điện để giúp sữa vắt nhanh, không bị mỏi tay hay đau đầu ti.

Bước 1: mẹ rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vắt sữa.

Bước 2: Máy hút sữa và bình đựng sữa cần được tiệt trùng hoàn toàn.

Bước 3: Mát xa 2 bầu ngực để bầu ngực được mềm không bị cương cứng. Đặt phễu hút sữa vào giữa núm vú, ngực và máy hút nằm ngang trên 1 đường thẳng.

Bước 4: Khởi động công tắc để sữa được hút ra khỏi bầu ngực. Sau khi vắt xong mẹ tắt máy và cho sữa vào trong túi trữ sữa để trong ngăn đá bảo quản.

Khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

Hành trình làm mẹ là một hành trình hạnh phúc nhưng cũng không kém phần khó khăn, vất vả. Không ít mẹ bỉm gặp phải tình trạng dưới đây khi nuôi con và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Mẹ không đủ sữa cho con bú

Rất nhiều mẹ gặp tình trạng sữa không đủ cho con ti ngay khi vừa sau sinh. Một số nguyên nhân là do mẹ sinh mổ, cơ địa ít sữa, cho con bú sai cách, dinh dưỡng mẹ nạp không đủ vào người.

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ: mẹ thường bị thiếu sữa
Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ: mẹ thường bị thiếu sữa

Vú bị nứt cổ gà

Vú bị nứt cổ gà là tình trạng một số mẹ gặp phải khi tuyến vú bị viêm tắc kết hợp đầu ti bị nứt nẻ ra. Khi gặp phải tình trạng này mẹ cần điều trị để hết nứt cổ gà rồi hãy cho con bú hoặc hút sữa ra để cho con ti bình. Bởi, những vết nứt cổ gà có thể rỉ máu hoặc mủ khi bé bú vào rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Cương tức vú khi sữa về

Mẹ có nguồn sữa dồi dào mỗi lần sữa về khiến vú bị cương tắc, tạo cục cứng. Mẹ cần cho trẻ bú đúng cữ để bú kiệt hết sữa bên trong bầu ngực tránh tình trạng bị vón cục, lắng cặn. Nếu trẻ bú chưa hết mẹ nên hút ra bên còn lại để sữa được sản xuất lượt mới, duy trì lượng sữa ổn định.

Ống dẫn sữa bị tắc và viêm

Viêm tắc ống dẫn sữa là một trong số những trường hợp mẹ bỉm gặp phải khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nếu để lâu ống dẫn sữa bị tắc, vón cục, mưng mủ và trở thành áp xe vú. Vì vậy, mẹ cần cho con bú thường xuyên, mát xa, chườm ấm hàng ngày để hạn chế tình trạng viêm tắc ống dẫn sữa.

Mẹ bị tắc tia sữa và áp xe vú
Mẹ bị tắc tia sữa và áp xe vú

Núm vú ngắn, đầu ti bị thụt

Một số mẹ có đầu ti ngắn khiến con khó ngậm được hết khớp vú và bú được. Mẹ cần cho con bú thường xuyên để đầu ti được kéo dài ra. Hoặc mẹ có thể dùng núm trợ ti bằng silicon để hỗ trợ cho núm vú dài ra và vừa với khớp ngậm của con.

Bí quyết giúp mẹ có nguồn sữa đặc, sánh, nhiều để nuôi con

Nguồn sữa mẹ không phụ thuộc vào cơ địa sẵn có mà phụ thuộc vào dinh dưỡng mẹ nạp vào người kết hợp với ăn ngủ nghỉ hợp lý. Vì vậy, mẹ muốn duy trì lượng sữa ổn định, chất lượng cần chú ý đến các điểm sau:  

Mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý

Cơ thể mẹ yếu sẽ khiến thể trạng không đủ sức để nâng cao và sản sinh ra nguồn sữa mới. Trong quá trình sinh em bé mẹ bỉm cần có thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh stress, làm việc quá sức để có thêm năng lượng sản xuất sữa và chăm sóc em bé

Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Dinh dưỡng đầy đủ

Kết hợp nghỉ ngơi hợp lý thì mẹ cần nạp đủ dinh dưỡng vào người bằng việc ăn đủ các nhóm chất cần thiết: tinh bột đường, vitamin, rau xanh, protein, khoáng chất…Nguồn dinh dưỡng này giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và có thêm nguyên liệu để sản xuất ra dòng sữa mẹ đặc, sánh, chất lượng cho con.

Ngoài dinh dưỡng thì mẹ cần uống đủ 2 – 2,5l nước/ngày. Bởi nước chiếm đến 90% thành phần của sữa mẹ. Nếu mẹ bỉm không uống đủ nước thì không đủ để tiết sữa cho con.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung thêm thực phẩm lợi sữa

Thực phẩm tươi sống là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bỉm. Tuy nhiên, quá trình hấp thụ, chuyển hóa của mẹ bỉm chậm và kém thì mẹ nên bổ sung thực phẩm lợi sữa. Hiện nay, trên thị trường các mẹ bỉm đang ưa chuộng và tin dùng sữa hạt lợi sữa Matti Mum.

Sữa hạt lợi sữa Matti Mum với 100% đạm thực vật kết hợp với 21 vitamin và khoáng chất cho mẹ nguồn dưỡng chất cần thiết. Matti Mum giúp mẹ hồi phục thể trạng nhanh và cho con có dòng sữa chất lượng cho con.

Hơn thế nữa, trên dây chuyền công nghệ hiện đại đẩy nhanh quá trình chuyển hóa, hấp thu dưỡng chất nhanh gấp 20 lần. Khi dùng Matti Mum giúp mẹ gọi sữa về nhanh về nhiều sau 24h.

Sữa hạt lợi sữa Matti Mum giúp mẹ nhiều sữa, sữa về nhanh sau 24h
Sữa hạt lợi sữa Matti Mum giúp mẹ nhiều sữa, sữa về nhanh sau 24h

Những trường hợp nào không nên nuôi con bằng sữa mẹ?

Bất kỳ mẹ bỉm nào sau khi sinh con đều mong con có dòng sữa dồi dào, chất lượng để cho con được khỏe mạnh, lanh lợi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bỉm không nên nuôi con bằng sữa mẹ.

  • Mẹ đang mắc các bệnh lây nhiễm.
  • Mẹ đang phải điều trị hóa trị, ung thư.
  • Mẹ đang bị nghiện ma túy, sử dụng các chất cấm như cần sa, cocain.
  • Bé bị mắc các bệnh dị ứng bất dung nạp đường tự nhiên có trong sữa mẹ hoặc hội chứng galactosemia.
  • Mẹ đang điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ hay bệnh parkinson, viêm khớp…

Hành trình nuôi con là hành trình hạnh phúc nhưng cũng không kém phần vất vả, gian nan. Góc chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ bỉm dễ dàng có lượng sữa dồi dào, đặc sánh cho con. Cũng như gắn kết tình cảm mẹ con ngày càng bền chặt hơn. Với những kinh nghiệm mà duocsichobe.com tổng hợp trên hi vọng giúp hành trình làm mẹ của bạn được nhẹ nhàng, an vui, hạnh phúc.

    Liên hệ với chúng tôi
    để nhận được những ưu đãi nhanh nhất