Cách hãm sữa mẹ khi cho con bú là chủ đề được nhiều chị em đặc biệt quan tâm tới. Hiện tượng sữa chảy nhiều khi trẻ bú có thể xảy ra ở bất kỳ sản phụ nào. Nhưng không phải hầu hết ai cũng biết và chú ý tới điều này. Vấn đề đó để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé. Chính vì vậy, mẹ bỉm sữa cần phải làm gì khi gặp phải tình trạng này? Mọi người hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây của duocsichobe để hiểu rõ hơn.
Biểu hiện mẹ sau sinh nhiều sữa
Mọi người có thể nhận biết dấu hiệu sản phụ nhiều sữa diễn ra ở cả mẹ và bé. Khi mẹ xuống sữa nhiều khiến cho trẻ nhỏ thường không hợp tác khi được cho ti sữa. Dưới đây là những dấu hiệu giúp cho các mẹ nhận biết rõ hơn. Khi biết được những vấn đề diễn ra, mọi người dựa vào đó để biết cách hãm sữa mẹ tốt hơn.
Dấu hiệu
Khi xuống sữa nhiều sẽ làm cho mẹ bỉm cảm thấy căng tức ngực, nặng nề và khó chịu. Trường hợp tình trạng căng ngực kéo dài sẽ dẫn đến việc mất sữa do tuyến sữa không hoạt động hiệu quả. Thậm chí, sản phụ còn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác liên quan tới ngực.
Sữa chảy ra nhiều nhưng trẻ nhỏ bú không hết dẫn đến tình trạng tắc tia sữa do cặn đọng lại. Khi đó, các ống dẫn sữa không thể hoạt động được khiến cho sữa không thể chảy ra cho bé yêu bú. Tình trạng tắc sữa trong thời gian dài sẽ khiến cho mẹ sau sinh bị viêm các tuyến sữa hay áp xe vú nghiêm trọng.
Nhiều tình trạng sữa mẹ chảy ra nhiều nhưng bé chưa bú kịp làm cho sữa chảy ra ngoài thấm ướt áo. Điều này sẽ làm cho mẹ sau sinh không được thoải mái và vệ sinh. Tác hại hơn điều này sẽ làm cho mẹ dễ bị viêm đầu ti do sữa liên tục rỉ ra bên ngoài.
Khi sữa chảy nhiều khiến cho đầu ti xuất hiện dấu hiệu bị cương và đau rát khi bé yêu bú. Thậm chí, nhiều sản phụ rơi vào tình trạng nứt vú, chảy máu và viêm nặng.
Khi sữa mới tiết ra mà sữa cũ chưa được bé chưa ti hết sẽ dẫn tới tình trạng đông sữa. Vấn đề này sẽ làm cho người mẹ gặp phải tình trạng bị tắc tia sữa. Lâu dần bầu ngực của sản phụ sẽ có cảm giác đau, khó chịu ở phần ngực.
Triệu chứng ở trẻ nhỏ
Sữa mẹ chảy nhiều và quá nhanh khiến trẻ nhỏ dễ bị sặc và nôn trớ nếu nuốt không kịp. Khi vấn đề này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bé sợ và quấy khóc mỗi khi được cho bú.
Khi bé chỉ bú được phần đầu của sữa dẫn tới tình trạng bị đầy hơi. Khi trẻ nhỏ đi vệ sinh sẽ ra phân màu xanh và lên men. Điều này là do phần đầu sữa mẹ chứa nhiều đường Lactose khiến cho cơ thể của bé khó dung nạp. Trước những biểu hiện đó, các sản phụ thắc mắc cách hãm sữa mẹ như thế nào?
Bật mí cách hãm sữa mẹ hiệu quả cho mọi người
Sữa mẹ chảy nhanh và nhiều sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé. Khi đó, sản phụ nên tìm cách khắc phục nhanh chóng để tránh làm ảnh hưởng tới khi cho con bú. Nếu sữa chảy nhiều, chị em có thể áp dụng một trong các cách hãm sữa mẹ sau đây.
Cho bé bú lần lượt từng bên
Mẹ sau sinh nên cho bé yêu bú sữa lần lượt ở từng bên một cho cạn bầu sữa. Trường hợp trẻ nhỏ đã no, sản phụ nên cho bé yêu tạm nghỉ bú trong 30 phút rồi cho ti tiếp ở bên còn lại. Bên cạnh đó, mẹ bỉm có thể sử dụng máy hút sữa để hút bớt phần sữa ở bên còn lại.
Đây cũng chính là 1 trong những cách hãm sữa mẹ hiệu quả mà mọi người nên áp dụng. Cách làm này giúp cho việc ngăn sữa chảy ra nhiều khá tốt. Khi trẻ sơ sinh bú cạn một bên sẽ giúp cho con nhỏ hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất 2 phần sữa của mỗi bên ngực từ mẹ.
Cho trẻ bú đúng tư thế
Khi cho bé yêu bú đúng tư thế giúp mẹ sau sinh dễ dàng kiểm soát được lượng sữa chảy ra. Đồng thời, trẻ nhỏ có được cảm giác an toàn và không bị giật mình khi sữa chảy ra nhiều và nhanh.
Nằm nghiêng là tư thế tốt nhất mà các mẹ nên lựa chọn khi cho con bú. Với tư thế đó, mặt bé và bầu ngực sẽ đối diện với nhau. Khi đó, lượng sữa mẹ sẽ tiết ra đều và không quá nhanh giúp cho bé không bị sặc trong quá trình bú. Khi cho bé bú, người mẹ nên cầm sẵn 1 cái khăn để lau khi sữa bị chảy ra ngoài. Như vậy, đây cũng là cách hãm sữa mẹ tốt nhất mà mọi người nên tham khảo.
Cho con nhỏ bú nhiều cữ
1 trong các cách hãm sữa mẹ tốt khi cho con bú đó là cho em bé bú nhiều cữ nhất có thể. Với cách chia cữ này sẽ mang tới tác dụng giảm tình trạng tích sữa quá nhiều làm cho mẹ bỉm bị căng ngực, tắc tia, rỉ sữa… Tốt nhất, mỗi cữ sản phụ hãy cho trẻ nhỏ bú khoảng 15-20 phút và cách 1-2 tiếng.
Sản phụ ấn nhẹ vào ngực khi bé yêu bú
Khi cho con bú, mẹ sau sinh hãy dùng ngón tay ấn nhẹ vào núm vú để cản lại quá trình tiết ra sữa. Cách hãm sữa mẹ như vậy sẽ giúp cho dòng sữa chảy chậm hơn và giúp trẻ dễ dàng ti sữa.
Mẹ sau sinh ngừng cho bé ti khi bị sặc
Khi bé yêu có dấu hiệu bị sặc sữa, mẹ sau sinh nên ngưng để trẻ nhỏ nuốt hết phần sữa còn lại trong miệng. Sản phụ không nên ép trẻ nhỏ bú thêm vì sẽ làm cho bé quấy và không hợp tác. Khi cho bé yêu bú xong, mẹ bỉm nên vỗ nhẹ sau lưng để tránh bị đầy hơi và giúp trẻ không bị sặc sữa. Đây cũng chính là cách hãm sữa mẹ tốt nhất hay được mọi người áp dụng.
Trên đây là những thông tin về các cách hãm sữa mẹ hiệu quả mà mọi người nên áp dụng. Hy vọng bài viết sẽ giúp các sản phụ tìm được cách khắc phục hiệu quả nhất để bé yêu bú ngoan và dễ dàng hơn. Mọi người hãy thường xuyên truy cập trang web duocsichobe.com để tìm hiểu thêm những thông tin hấp dẫn khác.
>>> Xem thêm: Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách Và Khoa Học Cho Mọi Người