Những cách chăm sóc bé đổ mồ hôi khi bú mẹ

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ là hiện tượng khá bình thường ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường do tuyến mồ hôi của bé chưa được hoàn thiện và do mẹ mặc cho bé quá ấm và phòng không được thông thoáng. Tuy nhiên, một số trường hợp bé đổ mồ hôi nhiều cũng đang cảnh báo đến mẹ những bệnh lý tiềm tàng. Cùng duocsichobe.com tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc bé khi bú mẹ bị đổ mồ hôi nhiều qua bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân khiến bé đổ mồ hôi khi bú mẹ

Ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bé đổ mồ hôi khi bú hay còn gọi là mồ hôi trộm có rất nhiều nguyên nhân. Với những nguyên nhân chủ quan như: da kề da với mẹ, đang bú mẹ hoặc do nhiệt độ phòng tăng cao và bé được mẹ mặc quá ấm.

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ ở vùng đầu
Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ ở vùng đầu

Mặt khác, còn có nguyên nhân khách quan khác như: tuyến mồ hôi, hệ thần kinh chưa được hoàn thiện. Nên dẫn đến tình trạng bé bị xuất hiện mồ hôi trộm ở vùng đầu và lưng.

Da kề da với mẹ

Quá trình bú mẹ việc da kề da và bé được mẹ ôm trong vòng tay ấm áp khiến thân nhiệt của bé tăng lên. Để điều hòa nhiệt độ cơ thể, hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển tuyến mồ hôi và tiết mồ hôi ở vùng đầu. Nhằm giúp điều hòa thân nhiệt cho bé, tránh để thân nhiệt bé tăng cao.

Việc tiết nhiều mồ hôi hay ít mồ hôi tùy thuộc vào nhiệt độ cơ thể tăng nhiều hay ít.

Dạ kề da với mẹ khiến thân nhiệt bé tăng
Dạ kề da với mẹ khiến thân nhiệt bé tăng

Thực hiện hoạt động mút bú

Bữa ăn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với cơ hàm và lưỡi hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ trong thời gian 10 – 15 phút tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Quá trình hoạt động của các cơ giúp giải phóng ra năng lượng tương tự như việc người lớn tập thể dục và toát ra mồ hôi vậy. Chính vì vậy, vùng đầu của bé tiết ra mồ hôi trong quá trình bú là hết sức bình thường.

Mặt khác, mồ hôi cũng như chất làm mát giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt cho bé. Sau khi trẻ bú xong thì mồ hôi cũng dần hết đi do thân nhiệt ổn định và vùng cơ ở mặt không phải hoạt động nữa.

Thực hiện hoạt động mút bú khiến thân nhiệt tăng
Thực hiện hoạt động mút bú khiến thân nhiệt tăng

Mẹ mặc ấm hơn so với nhiệt độ phòng

Mặc quá ấm so với nhiệt độ phòng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị đổ mồ hôi đặc biệt là khi trẻ bú mẹ. Vì sao lại như vậy? Vì với những mẹ mới làm mẹ lần đầu trong quá trình ở cữ rất lo sợ khi con bị lạnh, ốm và cảm sốt. Nên vì vậy mẹ thường đội mũ kín đầu, quấn khăn và mặc bộ đồ dày hơn.

Mặc quá ấm
Mặc quá ấm

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn và dễ ốm sốt hơn. Bởi, thân nhiệt của trẻ luôn luôn cao hơn so với người trưởng thành từ 1 – 2 độ. Nếu mẹ cảm thấy lạnh thì bé sẽ thấy nhiệt độ là bình thường. Mẹ càng mặc ấm cho con khiến con càng nóng và đổ mồ hôi nhiều. Kết hợp với hoạt động bú mẹ khiến vùng đầu và lưng bé thoát nhiệt càng nhanh hơn, mồ hôi theo đó cũng tiết nhiều hơn.

Nếu trong phòng kín mẹ chỉ cần mặc đủ ấm cho con mà thôi. Thường là quần áo dài tay, đi tất mà không nên đội mũ sẽ khiến làm chậm quá trình thoát nhiệt của bé. Mồ hôi ứ đọng vùng đầu, lưng sẽ ngấm ngược trở lại và khiến bé dễ bị cảm lạnh.

Phòng bé không được thông thoáng

Nguyên nhân tiếp theo khiến bé bị đổ mồ hôi khi bú đó là phòng ngủ của bé kín và ít không khí lưu thông. Một thói quen chăm bé sai lầm nữa khiến bé bị đổ mồ hôi nhiều hay thậm chí là ốm, sốt nữa đó là phòng kín mới tốt cho con.

Mẹ luôn đóng kín cửa mà không cho không khí bên ngoài và bên trong phòng điều hòa với nhau. Điều này, khiến virut, vi khuẩn luôn bị giữ kín trong phòng làm căn phòng trở nên ngột ngạt, bí bách. Mặt khác, cơ thể bé bị hạn chế tiếp xúc với môi trường, không khí bên ngoài khiến quá trình làm quen và điều hòa thân nhiệt hạn chế dần.

Phòng bí bách kết hợp với không khí ngột ngạt khiến thân nhiệt của bé cũng tăng cao và đổ mồ hôi khi bú mẹ.

Phòng quá kín khiến bé đổ mồ hôi khi bú
Phòng quá kín khiến bé đổ mồ hôi khi bú mẹ

Bé chưa phát triển toàn diện hệ thần kinh 

Theo cấu trúc não bộ của con người, hệ thần kinh với các tế bào và dây thần kinh mang thông điệp từ não đến tủy sống và các bộ phận khác trong cơ thể. Hệ thần kinh cũng điều chỉnh và cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ những tháng đầu đời chưa được hoàn thiện và phát triển hoàn toàn. Vì vậy, nên khi trẻ thực hiện hoạt động bú mẹ tạo động lực lớn gây ra hiện tượng đầu bé bị đổ mồ hôi.

Vị trí tuyến mồ hôi của bé

Nếu như người lớn phát triển khá nhiều tuyến mồ hôi như ở đầu,trán, lưng, nách…Thì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa có nhiều tuyến mồ hôi như vậy. Chủ yếu tuyến mồ hôi là ở phần đầu và lưng. Nơi hoạt động mạnh nhất là ở đầu. Khi trẻ bú mẹ hay nằm trong phòng bí bách thiếu không khí lưu thông thì mồ hôi đầu của trẻ sẽ xuất hiện.

Tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện
Tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện

 

Vì sao bé đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu

Là người trực tiếp chăm bé chắc hẳn mẹ bỉm nhận diện được đầu và lưng là 2 bộ phận bé đổ mồ hôi nhiều nhất khi gặp những nguyên nhân trên. Tại sao không phải là các bộ phận khác mà chủ yếu là đầu đổ mồ hôi:

Phần đầu, lưng đổ mồ hơi nhiều nhất

Như đã nói ở trên tuyến mồ hôi đầu và mồ hôi lưng là 2 tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất của trẻ. Khi thân nhiệt của bé tăng cao lập tức 2 tuyến mồ hôi này tiết ra mồ hôi.

Phần đầu có nhiều tóc, lưng mặc áo dày không thông thoáng

Đầu có nhiều tóc, lưng thì mặc áo dày khiến 2 vùng này không được thông thoáng. Bởi vậy, khi thân nhiệt tăng cao tiết mồ hôi thì mồ hôi luôn xuất hiện 2 vùng này nhiều và chảy thành giọt. Mẹ không kịp thời lau khô có thể khiến mồ hôi ngấm ngược trở lại và gây cảm lạnh cho bé.

Vùng đầu là nơi đổ mồ hôi nhiều nhất
Vùng đầu là nơi đổ mồ hôi nhiều nhất

Nhiệt độ vùng đầu, lưng cao hơn nhiều các vùng khác

Phần đầu, lưng của bé có thân nhiệt cao hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể. Nên khi toàn bộ cơ thể tăng nhiệt thì 2 phần này cũng tăng lên. Để điều tiết lại thân nhiệt thì tuyến mồ hôi bài tiết mồ hôi ra bên ngoài nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể. Bởi vậy, mẹ cần để cho vùng đầu của con được thông thoáng, lưng thì nên mặc áo chất cotton khi cho con bú.

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có sao không?

Hiện tượng bé đổ mồ hôi khi bú mẹ là điều bình thường và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhiều. Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên trong quá trình cho bú mẹ có thể dùng khăn thấm mồ hôi phần đầu và lưng cho bé để tránh mồ hôi ngấm ngược trở lại người bé. Khi bé đã bú xong thì dần dần tình trạng đổ mồ hôi cùng đầu, lưng giảm dần và hết.

Tuy nhiên, một số bé sau khi bú mẹ vẫn đổ mồ hôi nhiều và thành giọt thì mẹ cần lưu ý. Bé có thể gặp những bệnh nguy hiểm sau:

Bé bị ốm sốt

Sốt là một trong những nguyên nhân khiến thân nhiệt của bé bị tăng cao. Khi thân nhiệt bé tăng cao thì tuyến mồ hôi sẽ hoạt động tiết mồ hôi để hạ nhiệt và làm mát cơ thể.

Với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sốt là biểu hiện thông thường khi bé mọc răng hay bị cảm lạnh, cảm cúm. Nhưng một số trường hợp bé có thể mắc một số bệnh nhiễm trùng khác như viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa…

Với trường hợp bé bị sốt mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C mẹ cần cho con uống hạ sốt. Nếu vẫn sốt liên tục mà không hạ mẹ cần đưa con đến bệnh viện để theo dõi tránh bị co giật nguy hiểm tới tính mạng.

Trẻ có thể bị sốt
Trẻ có thể bị sốt

Cảnh báo bệnh hẹp van tim

Hẹp van tim là một trong những dạng bẩm sinh ở van tim. Phần van tim hoặc không phát triển hoặc là phát triển kém hơn so với người bình thường. Khi van tim hẹp sẽ khiến máu lưu thông qua đây bị giảm lượng máu. Lượng oxy sẽ giảm dần khi lượng máu lưu thông giảm làm cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Bởi vậy, bé con của bạn sẽ cần hít thở nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể. Quá trình hít thở nhiều tạo động lực, khiến cơ thể nóng hơn và mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Nguy cơ suy tim
Nguy cơ hẹp van tim

Ngoài nhận diện qua sự tiết mồ hôi khi bú mẹ thì một số biểu hiện của bệnh hẹp van tim mẹ cần lưu ý:

  • Nhịp thở của bé nhanh và gấp.
  • Da bị nhợt nhạt và hơi vàng như thiếu nắng.
  • Người mệt mỏi, không lanh lợi, linh hoạt.

Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là một trong những bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường những bé sơ sinh mắc bệnh cường giáp là do mẹ mắc phải và di truyền sang con. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp T3 và T4 tăng tiết hormone vào hệ tuần hoàn.

Hormone T3, T4 theo đườngmáu đi khắp cơ thể và gây ra rối loạn sự điều hoa hằng định nội môi. Những em bé bị mắc bệnh cường giáp khiến cơ thể rất khó kiểm soát được gây bệnh tim mạch, nhược cơ hoặc thần kinh…

Một trong biểu hiện của bệnh cường giáp là đổ mồ hôi
Một trong biểu hiện của bệnh cường giáp là đổ mồ hôi

Bởi vậy, mẹ quan sát thấy bé đổ mồ hôi khi bú nhiều và thường xuyên mẹ cần lưu tâm để cho trẻ đi khám kịp thời. Tránh để bệnh quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con.

Hội chứng trẻ sơ sinh đột tử

Hội chứng trẻ sơ sinh đột tử hay còn gọi là SIDS là một bệnh lý thông thường của trẻ từ khi lọt lòng tới dưới 1 tuổi. Một trong những biểu hiện của hội chứng SIDS đó là trẻ đổ mồ hôi nhiều khi bú. Tuy nhiên, chưa có chứng minh lâm sàng nào chứng minh trẻ đổ mồ hôi nhiều là có nguy cơ mắc hội chứng này. Bởi, các nhà khoa học chưa tìm được rõ nguyên nhân gây SIDS ở trẻ sơ sinh.

Theo khảo sát lâm sàng thì các bà mẹ có con bị SIDS đều nói rằng con mình đổ mồ hôi nhiều hơn so với mức thông thường không chỉ riêng trong quá trình bú mẹ.

Nguy cơ bị suy tim nặng

Tình trạng bé đổ mồ hôi khi bú mẹ hoặc ngay cả khi ngủ cũng là một trong những biểu hiện bé có thể mắc bệnh suy tim. Bởi, khi tim không được bơm đủ máu đến các bộ phận của cơ thể dẫn đến chức năng của tim bị suy giảm.

Bé có thể bị suy tim
Bé có thể bị suy tim

Khi tim suy giảm thì lượng oxy trong máu đến các mô không được cung cấp đủ đầy. Điều này sẽ dẫn đến hệ hô hấp, nhịp thở tăng lên để bù đắp lượng oxy bị thiếu hụt. Quá trình tăng nhịp thở lên dẫn đến quá trình hô hấp nhiều hơn gián tiếp khiến mồ hôi bị tiết ra nhiều hơn.

Giải pháp giúp bé ít đổ mồ hôi khi bú mẹ

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có thể do điều kiện phòng, mẹ mặc quá ấm, tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện hoặc cũng có thể do bé mắc một số bệnh khác. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bé mẹ quan sát bé, tình trạng đổ mồ hôi để có những giải pháp phù hợp.

Mẹ cho con bú không gian thoáng mát

Mẹ cho bé bú ở không gian thoáng mát, có không khí lưu thông và nhiệt độ vừa phải. Nếu trong điều kiện thời tiết mùa hè mẹ nên bật quạt hoặc điều hòa cho thông thoáng. Nếu thời tiết vào mùa đông không nên giữ phòng quá kín, cần để không khí lưu thông.

Cần để phòng thông thoáng
Cần để phòng thông thoáng

Mặc quần áo chất cotton thấm hút mồ hôi tốt

Nếu bé ở trong nhà thì không nên mặc quần áo quá kín, nên mặc bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Dù trời lạnh ở trong phòng kín bạn cũng chỉ cần mặc áo vừa phải, không nên áo bông quá dày khiến bé khó vận động, thấm hút mồ hôi không tốt. Mồ hôi toát ra vùng đầu, lưng mà không được thấm ngay sẽ ngấm ngược trở lại và rất dễ khiến bé bị cảm lạnh.

Mặc thoáng cho con khi bé chơi trong phòng
Mặc thoáng cho con khi bé chơi trong phòng

Cắt bớt tóc cho bé và không nên đội mũ

Phần đầu của bé là nơi thoát nhiệt nên mỗi lần thân nhiệt tăng mồ hôi sẽ được tiết ra để cân bằng nhiệt. Vì vậy, ở trong phòng mẹ không nên quấn khăn ở cổ hay đội mũ cho bé. Nên để đầu thông thoáng để thoát nhiệt tốt. Nếu tóc của bé tốt mẹ nên cắt bớt để cho nhiệt được thoát dễ dàng

Nếu tóc con tốt mẹ nên cắt bớt
Nếu tóc con tốt mẹ nên cắt bớt

Nếu bé đổ mồ hôi nhiều cần đi khám bác sĩ 

Nếu các cách xử lý trên vẫn chưa cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi đâu cho bé thì mẹ nên đưa bé đi khám khi gặp những triệu chứng sau:

  • Nhận thấy hơi thở của bé gấp gáp, hổn hển, mạnh hoặc chậm hơn so với mức bình thường.
  • Bé bị mệt mỏ, lờ đờ và ngủ liên tù tì trong thời gian dài ngay cả lúc bú mẹ.
  • Hoặc bé không chịu bú mẹ dù đã qua cữ bú.
  • Sắc thái da của con xanh, vàng hoặc sạm màu kết hợp với đổ mồ hôi nhiều cũng là một trong những biểu hiện của nhiều bệnh khác.

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ là một hiện tượng khá bình thường với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cần chú ý tới nhiệt độ phòng, quần áo của bé để bé được thoải mái, tránh bị tăng nhiệt quá mức trong lúc bú hay thậm chí lúc chơi, ngủ.

Nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều cùng với các biểu hiện lý tính khác nữa mẹ cần theo dõi và cho bé đi khám để đảm bảo sức khỏe cho bé. Hi vọng những thông tin trên giúp mẹ hiểu được tình trạng đổ mồ hôi khi bú mẹ của bé và cách chăm sóc hiệu quả.

    Liên hệ với chúng tôi
    để nhận được những ưu đãi nhanh nhất