Mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là mẹ sau sinh. Hiểu được điều này, hôm nay duocsichobe sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Đường lây của virus viêm gan B qua đâu – Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra chủ yếu bởi virus HBV. Theo ước tính ở nước ta hiện nay có tới 10-14% tỷ lệ người bị mắc viêm gan B. Virus này có thể tồn tại ở bên ngoài cơ thể trong thời gian 7 ngày. Vào thời gian này, con virus vẫn có thể gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của những người chưa được tiêm phòng vacxin.
Thời gian ủ bệnh sẽ là 75 ngày, thế nhưng sẽ thay đổi tuỳ vào từng trường hợp khác nhau. Bệnh viêm gan b có thể phát hiện trong thời gian từ 1-2 tháng sau khi bị nhiễm bệnh và hoàn toàn tồn tại viêm gan b. Nguy hiểm hơn là viêm gan b thường có diễn biến thầm lặng có khả năng lây nhanh và chủ yếu qua ba đường sau:
Viêm gan B sẽ lây truyền từ mẹ sang bé
Những phụ nữ mang thai mà bị mắc bệnh viêm gan b có thể do lây truyền từ mẹ sang con. Theo thống kê thấy rằng chỉ có tới 10-30% em bé may mắn phục hồi khi bị lây nhiễm từ mẹ.
Bệnh viêm gan B sẽ lây qua đường máu
Trong máu có một lượng HBV cao, bởi vậy khi da hoặc niêm mạc của người không bị viêm gan b bị trầy xước mà tiếp xúc với máu của người bị thì lây nhiễm sẽ rất cao. Hơn nữa, HBV còn được phát hiện ở trong dịch âm đạo nước bọt, sữa mẹ, mồ hôi, nước tiểu… Bởi vậy, khi da bị tổn thương mà tiếp xúc với các dịch này thì nguy cơ cao có thể bị lây nhiễm HBV.
Lây viêm gan B qua đường quan hệ tình dục không an toàn
Việc thực hiện quan hệ tình dục không an toàn không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng chung dụng cụ. Đây cũng chính là con đường nhanh nhất dẫn đến lây nhiễm viêm gan b. Virus viêm gan b thâm nhập vào cơ thể đối phương, từ từ vào máu và lây nhiễm HBV.
Bệnh viêm gan B có lây qua sữa mẹ không? Lưu ý mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú
Vậy bệnh viêm gan b có lây qua sữa mẹ không và lưu ý mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần viết tiếp theo, mời bạn cùng đọc.
Bệnh viêm gan B có lây qua bé từ sữa mẹ không
Như đã nói, trong sữa mẹ vẫn chứa một lượng virus viêm gan b nhất định thế nhưng chưa đủ khả năng để lây virus sang cho bé. Nói cách khác, thì nguy cơ bé lây viêm gan b qua sữa mẹ là không đáng kể. Bởi vậy, dù mẹ có bị viêm gan b thì vẫn có thể hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ.
Thế nhưng, đối với trường hợp mà đầu vú của mẹ bị nứt hay chảy máu, có vết thương tiết dịch thì đây sẽ là nguyên nhân khiến cho bé bị lây nhiễm bệnh viêm gan b.
Lưu ý mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú
Như đã nói thì trường hợp mẹ bị viêm gan b vẫn có thể cho bé ăn bú bình thường. Thế nhưng, cũng cần phải lưu ý tới những điều sau để đảm bảo con yêu của mình không bị lây nhiễm viêm gan b.
- Hãy thường xuyên theo dõi và chú ý tới những dấu hiệu bên ngoài của bé yêu. Nếu trường hợp nhận thấy những tổn thương dẫn tới hiện tượng chảy máu, tưa lưỡi, lứt miệng thì hãy ngưng không cho bé bú.
- Mẹ cần tránh những tổn thương ngoài da đặc biệt là ở vùng đầu ti bé ăn bú. Đồng thời, để không bị mất sữa thì mẹ có thể vắt bỏ sữa cho tới khi vết thương được lành hẳn rồi mới tiếp tục cho bé bú bình thường.
- Đối với một số trường hợp đặc biệt nếu mẹ phải điều trị trong quá trình cho con bú thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho con yêu. Lưu ý rằng mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng chất lượng sữa gây hại cho sức khỏe bé.
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay là không
Như đã đề cập, viêm gan b được xếp vào top danh sách những căn bệnh dễ lây nhiễm nhất. Đặc biệt, đối với trẻ được sinh ra từ người mẹ bị viêm gan b. Chính vì điều này đã khiến cho nhiều mẹ phải trằn trọc lo lắng liệu mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú hay không. Trên thực tế, mẹ hoàn toàn yên tâm về việc cho bé bú. Mặc dù, virus viêm gan b đã được phát hiện có trong sữa mẹ, thế nhưng theo nghiên cứu việc cho con bú không làm tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, chỉ cần bé được tiêm Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) sau khi sinh và tiêm đủ ba liều vaccine viêm gan b thì vẫn có thể phòng bệnh một cách tốt nhất. Cụ thể, bé cần được tiêm phòng ngừa viêm gan b theo lịch trình cụ thể là:
- Mũi phòng viêm gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh;
- Tiêm đến mũi thứ hai khi bé được từ 1 đến 2 tháng tuổi;
- Tiêm mũi thứ ba khi bé được từ 6 tháng tuổi.
Thế nhưng, lịch tiêm vacxin viêm gan B được thực hiện như trên nhưng mẹ cũng không cần phải trì hoãn việc cho bé bú cho tới khi được tiêm phòng đầy đủ. Bởi như đã nói thì nguy cơ lây nhiễm mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú là không đáng kể.
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú khi núm vú bị chảy máu không?
Về vấn đề mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không, mẹ bị viêm gan b có nên cho con bú khi núm vú bị chảy máu không? Theo nghiên cứu đã chỉ ra virus viêm gan B có thể lây qua đường máu bởi vậy mà mẹ khi cho bé bú hãy cẩn trọng. Khi thấy núm vú bị nứt hoặc chảy máu thì mẹ hãy tạm thời ngưng cho bé bú trực tiếp để tránh nguy cơ trẻ nhiễm bệnh do tiếp xúc với máu của mẹ bị nhiễm viêm gan B.
Đồng thời, để duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn có thể vắt sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh để cho bé ăn dần tới khi núm vú lành hẳn. Một giải pháp khác là mẹ có thể cho bé uống sữa theo công thức nếu cầu hoặc cho bé uống nguồn sữa hiến tặng.
Nhìn chung, thì mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không. Hầu hết, các mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ qua trường hợp này. Điều quan trọng là bé yêu cần được theo dõi thường xuyên và tiêm phòng một cách đầy đủ để phòng bệnh nhiễm bệnh viêm gan B.
Cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang bé
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn về cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm gan b từ mẹ sang bé để mẹ có thể phòng tránh một cách tốt nhất.
Trong giai đoạn mắc bệnh viêm gan cấp tính không nên mang thai
Ở giai đoạn virus phát triển mạnh mẽ, tốt nhất người bệnh không nên mang thai. Chỉ nên mang thai khi nào chức năng gan trở lại bình thường, xét nghiệm HBeAg âm tính thì mới nên mang thai. Như vậy, đối với những phụ nữ đã bị viêm gan B mãn tính thì cần phải chủ động tới thăm khám tiền sản để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh trước khi có kế hoạch mang thai.
Nên tiêm vacxin cho trẻ sau sinh phòng viêm gan B
Theo nhận định của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và chương trình tiêm chủng được mở rộng tại quốc gia và đưa ra phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa truyền nhiễm virus viêm gan B đó chính là thực hiện tiêm phòng vacxin viêm gan B. Nếu trường hợp mà mẹ bầu mang virus thì cần phải tiến hành tiêm vacxin ngay trong thời gian 12 giờ kể từ bé được sinh ra. Lời khuyên là trong vòng thời gian từ 12 giờ sẽ có khả năng phòng bệnh tới 85 đến 90% trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Lưu ý rằng toàn bộ liệu trình sử dụng khi tiêm phòng vacxin cho bé cần được thực hiện theo chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ chứ không nên tự ý thực hiện.
Như vậy, bạn đã có cho mình lời giải đáp về những lưu ý khi mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không? Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn phòng tránh để đảm bảo an toàn cho quá trình nuôi con của mẹ. Hãy truy cập duocsichobe để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.