Nuôi con bằng sữa mẹ đã được tổ chức y tế thế giới WHO khuyến khích nên duy trì ít nhất trong thời gian 6 tháng đầu đời. Để giúp bé hấp thụ nguồn dinh dưỡng tốt nhất, mẹ phải có những phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách. Hãy xem ngay bài viết của duocsichobe.com để bỏ túi thêm nhiều mẹo hay nhé!
Nuôi con bằng sữa mẹ là gì
Nuôi con bằng sữa mẹ chính là việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt thời gian 6 tháng đầu đời. Mẹ không cần phải bổ sung thêm cho bé bất kỳ loại thực phẩm nào kể cả uống nước. Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa kết hợp với ăn dặm để tăng cường dinh dưỡng.
Dấu hiệu để nhận biết bé khát sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ
Khi đang đói và đòi bú sữa thì bé sẽ có biểu hiện như lè lưỡi, liếm mút môi, liếm bàn tay, mở miệng thường xuyên. Đồng thời, bé thường xuyên quay đầu sang hai bên để tìm mẹ theo phản xạ, kéo quần áo, mắt chuyển động liên tục,…
Nếu chưa được mẹ cho bú kịp thời thì bé sẽ cáu gắt và gào khóc, vì vậy mẹ nên chú ý phát hiện sớm để cho bé bú kịp thời. Tránh trường hợp để bé khóc rồi mới cho bú.
=>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết mẹ sau sinh ít sữa và nguyên nhân gây ra
Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách là nên cho bé bú tới khi nào?
Mẹ nên cho bé bú đến khi nào mẹ cảm thấy bé có thể sẵn sàng cho việc cai sữa mẹ. Thực tế, không có khuyến nghị nào về thời gian cho bé bú đến khi nào, tuy nhiên tổ chức Y tế WHO khuyên các bà mẹ nên cho bé bú trong 6 tháng đầu đời.
Thời gian cho bé bú sẽ phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người mẹ và theo nhu cầu của bé. Mẹ chỉ nên cho bé cai sữa khi có dấu hiệu bé đã sẵn sàng rời xa nguồn sữa mẹ như:
- Bé đã bắt đầu ăn dặm tốt và ăn được đa dạng các nhóm thực phẩm;
- Bé có đề kháng tốt, khỏe mạnh và phát triển rất tốt;
- Bé yêu không có nhu cầu bú sữa nữa;
- Bé có thể ngưng bú sữa mẹ mà không quấy khóc.
Hướng dẫn cho bé bú bằng sữa mẹ đúng cách
Cho bé bú sữa đúng cách sẽ giúp bé tránh bị sặc, nôn trớ và bú được nhiều hơn. Đồng thời, việc này sẽ không giúp bé bị mỏi cổ, khó chịu vì mẹ bé bé sai tư thế.
- Cách bé khi cho bé bú: mẹ cần bé con ở tư thế sao cho đầu và người của của bé nằm thẳng, mặt hướng vào đầu vú, mũi đối diện với núm vú. Đồng thời, mẹ ôm bé sát vào người mình, tay đỡ mông mắt nhìn xuống mặt con yêu để trò chuyện.
- Cách nâng bầu vú của mẹ khi cho con bú: để ngón tay cái của mình đặt trên vú, các ngón tay còn lại đỡ lấy phần bầu ngực phía dưới, ngón tay trỏ để nâng vú.
- Cách cho bé ngậm bắt vú đúng: mẹ chạm đầu vú vào môi trên của bé yêu, chờ bé mở miệng. Lúc này, mẹ đưa núm vú vào miệng bé sao cho cằm của bé chạm vào vú mẹ và môi dưới hướng ra ngoài.
Trường hợp nào không nên nuôi con bằng sữa mẹ
Theo bác sĩ khuyến cáo, nếu phụ nữ thuộc trong nhóm đối tượng sau thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc cần tư vấn trực tiếp bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
- Mẹ đang gặp phải các bệnh lý lây nhiễm;
- Mẹ đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư không nên cho con bú;
- Sử dụng chất cấm, chất gây nghiện như cần sa hoặc cocaine;
- Trường hợp bé mắc các hội chứng hiếm gặp galactosemia và không thể dung nạp đường tự nhiên trong sữa mẹ;
- Trường hợp mẹ đang sử dụng thuốc theo toa như thuốc trị đau nửa đầu, viêm khớp,…
Cách chăm sóc nguồn sữa mẹ tốt để nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả
Để nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả mẹ cần phải chăm sóc cơ thể tốt nhất để có một nguồn sữa dồi dào cho con:
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nuôi con bằng sữa mẹ tốt nhất
- Mẹ nên ăn uống đầy đủ cân đối các nhóm dưỡng chất như chất xơ, vitamin, tinh bột, khoáng chất và uống đủ lượng nước mỗi ngày;
- Tránh ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, đồ nóng, chua,..
- Mẹ không nên uống như cà phê, bia rượu và cả nước ngọt đóng chai;
- Ngoài ra, theo khuyến nghị từ hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khi bé từ 4 tháng tuổi mẹ nên bổ sung thêm sắt cho bản thân để tăng cường dưỡng chất này trong sữa.
Tập luyện nhẹ nhàng sau sinh
- Mẹ nên vận động nhẹ nhàng hai tuần đầu sau sinh, sau đó tăng mức vận động và thời gian vận động lên nhiều hơn;
- Mẹ có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực giúp lưu thông máu, kích thích tiết sữa và ngăn ngừa nguy cơ tắc tia sữa.
Sinh hoạt hợp lý để nuôi con bằng sữa mẹ tốt nhất
- Mẹ nên ăn uống điều độ và đúng giờ, ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya;
- Dành thời gian để thư giãn nhẹ nhàng như nghe nhạc, ngồi thiền,…để tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng tới nguồn sữa.
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích gì?
Việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích phải kể đến như:
Lợi ích đối với trẻ
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là cung cấp cho bé một nguồn dinh dưỡng dồi dào:
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng: trong sữa mẹ có sự kết hợp gần như hoàn hảo của các dưỡng chất như vitamin, protein, và chất béo. Là nguồn dinh dưỡng lý tưởng giúp bé phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra, sữa mẹ còn dễ tiêu hóa giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn sơ sinh, lúc này hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện.
- Cung cấp kháng thể: trong sữa mẹ có chứa các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé chống lại các vi khuẩn gây hại. Do vậy, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn hay dị ứng,…
- Giảm nguy cơ mắc bệnh: theo nghiên cứu chỉ ra, nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé giảm khả năng dị ứng và sâu răng, đồng thời bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh tật.
- Giúp tăng cân: trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ tăng cân lành mạnh và giúp bé tránh khỏi nguy cơ bị thừa cân. Theo viện hàn lâm Hoa Kỳ (AAP) cho biết, việc nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
- Giúp bé thông minh hơn: nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bé có chỉ số IQ cao hơn. Bởi trong sữa mẹ giàu HMO, giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột và mang đến cho con yêu hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Giúp bé gần gũi với mẹ hơn: mẹ cho bé bú sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất, gồm cả việc tiếp xúc với da thịt và giao tiếp bằng mắt. Việc này sẽ giúp tạo ra sự gắn kết gần gũi giữa mẹ và bé hơn.
Lợi ích đối với mẹ
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho bé yeu mà còn mang đến nhiều lợi ích cho mẹ như:
- Giảm cân: khi mẹ cho con bú sẽ đốt cháy lượng calo nhiều hơn và giúp giảm cân nhanh hơn.
- Tử cung nhanh chóng co lại: vào thời kỳ mang thai cổ tử cung sẽ to ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi rồi dần co lại khi bé ra đời. Nghiên cứu chỉ ra, khi mẹ cho bé bú lượng hormone oxytocin sẽ tăng cao giúp tử cung trở lại kích thước trước đó.
- Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: là chứng bệnh thường gặp ở mẹ sau sinh. Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ dường như ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ.
- Giúp mẹ tăng cường sức đề kháng: theo các nhà khoa học đã chứng minh thì thời gian mẹ cho con bú sẽ liên quan tới việc giảm nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt, phụ nữ cho con bú sẽ ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như cao huyết áp, viên khớp, tim mạch,…
- Hỗ trợ tránh thai tự nhiên: cho con bú bằng sữa mẹ cũng là phương pháp ngừa thai hiệu quả.
Phải nói rằng, không có nguồn dinh dưỡng nào giàu kháng thể tự nhiên và tốt hơn sữa mẹ. Bởi vậy, phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời phải thực hiện đúng cách để bé phát triển toàn diện.
Duocsichobe.com luôn chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh và yêu đời nhé!