Sữa mẹ có mùi tanh là một trong những nguyên nhân khiến cho bé bỏ bú. Tình trạng này kéo dài khiến cho trẻ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Điều này làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Để biết được cách khắc phục, mọi người hãy theo dõi nội dung bài viết sau tại duocsichobe nhé!
Tại sao sữa mẹ có mùi tanh?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho sữa mẹ có mùi tanh nhưng không phải ai cũng biết. Để áp dụng các biện pháp khắc phục, mọi người hãy tìm hiểu các tác nhân gây ra dưới đây.
Xuất hiện mùi khi tiết sữa ra
Chế độ ăn của mẹ bỉm trong thời kỳ cho con bú sẽ tác động trực tiếp đến mùi vị của sữa. Sữa mẹ có mùi tanh do sản phụ sử dụng quá nhiều hải sản.
Trước khi cho con bú trực tiếp, chị em phải chú ý vệ sinh bầu ngực sạch sẽ bằng khăn bông và nước ấm. Biện pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn và mùi lạ bám trên ngực của mẹ. Nếu sản phụ thấy sữa có mùi tanh nên tiến hành vệ sinh trước khi cho trẻ sơ sinh bú.
Việc các mẹ sử dụng thuốc khi cho con bú sẽ ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của hai mẹ con. Trong một số trường hợp, mẹ bỉm cần phải dùng thuốc nên ngheo theo sự chỉ định của bác sĩ. Một tác dụng phụ của thuốc kháng sinh sẽ làm cho sữa mẹ có mùi vị lạ. Khi sữa có biểu hiện như vậy, sản phụ hãy dừng ngay việc cho bé bú nhé!
Sữa mẹ có mùi sau khi bảo quản
Cách bảo quản không hợp lý sẽ khiến cho sữa mẹ có mùi tanh. Khi các mẹ trữ đông sai cách sẽ khiến cho chất lượng sữa không được giữ nguyên vẹn. Do đó, chị em cần phải tham khảo các thông tin chính thống để thực hiện hiệu quả.
Trong thời gian bảo quản dài bảo quản sữa mẹ, hàm lượng Enzyme Lipase sẽ tăng lên khiến cho sữa mẹ có mùi tanh khó chịu.
Trong quá trình bảo quản, sữa mẹ rất dễ bị hỏng nếu nhiệt độ vượt qua điều kiện cho phép. Khi đó, sữa mẹ có sự biến đổi về chất lượng và mùi vị.
Con có bú được sữa mẹ có mùi tanh không?
Nhiều người băn khoăn sữa có mùi hôi tanh có nên cho trẻ sơ sinh bú không? Bởi vì điều này sẽ tác động tới sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.
- Các mẹ có thể cho trẻ nhỏ bú với trường hợp sữa mới được tiết hay vắt ra. Sữa mẹ có mùi tanh do chính nguồn thực phẩm mà bỉm sử dụng. Tất nhiên điều này không tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và trẻ. Trường hợp sản phụ sử dụng thuốc kháng sinh nên thăm hỏi ý kiến từ chính bác sĩ.
- Tốt nhất không trẻ bú khi sữa mẹ đã trữ đông trong thời gian dài. Lúc này, sữa mẹ 90% đã bị hỏng và xuất hiện mùi hôi tanh.
Cách xử lý hiệu quả mà mẹ bỉm nên tham khảo
Nhiều người thắc mắc làm thế nào để tránh tình trạng sữa mẹ có mùi tanh gây ra khó chịu cho bé? Các mẹ hãy tham khảo các biện pháp lưu giữ sữa mẹ hiệu quả ngay dưới đây nhé.
Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực
Trong sữa mẹ có chứa Protein, chất béo và dinh dưỡng khác với hàm lượng rất cao. Khi sữa bị rỉ ra ngoài và thấm vào áo ngực sẽ xuất hiện mùi hôi tanh khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, sản phụ hãy cần thường xuyên vệ sinh bầu ngực sạch sẽ. Cách làm này để khắc phục tình trạng sữa mẹ có mùi tanh và làm giảm tình trạng tắc tia sữa.
Sử dụng tấm lót
Tấm lót sữa được làm từ chất liệu siêu thấm giúp thấm hút cực kỳ hiệu quả. Công cụ này mang lại cảm giác thoải mái và khô ráo giúp các mẹ sẽ không gặp phải trường hợp sữa rỉ ra ngoài áo. Cách này giúp đảm bảo vệ sinh bầu ngực và hạn chế mùi hôi rất tốt cho sản phụ.
>>> Xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: bí quyết tăng chất lượng sữa mẹ với 12 gợi ý này!
Xây dựng kế hoạch dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của sữa mẹ. Để hạn chế tình trạng sữa mẹ có mùi hôi khi cho con bú, mẹ bỉm nên điều chỉnh thực phẩm hàng ngày của mình.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất.
- Tinh bột thường chiếm phần lớn năng lượng của cơ thể. Khi được hấp thụ, thực phẩm này sẽ chuyển hóa thành Glucose và vận chuyển đi nuôi các tế bào khác trong cơ thể.
- Chất đạm sẽ chiếm khoảng 20 – 30% trong cơ thể. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ sau sinh nạp vào người khoảng 80g chất đạm.
- Chất béo vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não của mẹ và bé. Chính vì vậy, mẹ sau sinh cần phải bổ sung nhiều chất béo để bé yêu hấp thụ qua sữa. Hơn thế nữa, dưỡng chất giúp duy trì năng lượng cho sản phụ trong suốt thời gian dài.
- Vitamin và khoáng chất luôn đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Một số loại Vitamin còn có vai trò nâng cao sức đề kháng cho 2 mẹ con. Do đó, mẹ sau sinh hãy bổ sung khoáng chất và Vitamin thông qua việc sử dụng rau củ quả.
Bảo quản sữa mẹ hợp lý
Bảo quản sữa đúng cách sẽ giúp sữa được sử dụng lâu dài mà chất lượng được giữ nguyên lúc đầu. Khi hút sữa ra ngoài để bảo quản, sản phụ cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh cho sữa mẹ có mùi tanh.
Mẹ sau sinh nên sử dụng túi hay bình chuyên dụng để dự trữ sữa để tránh tác động từ môi trường bên ngoài.
Sản phụ nên nhớ vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút và đựng trước khi hút sữa.
Chị em nên bảo quản sữa ở nhiệt độ thích hợp.
Nếu bảo quản sữa ở nhiệt độ thường thì thời gian trữ tối đa là 2 – 4 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian dự trữ tối đa là 5 ngày. Nếu bảo quản sữa ở ngăn đá thì thời gian trữ tối đa là 6 tháng.
Trên đây là những thông tin giúp mọi người giải đáp sữa mẹ có mùi tanh phải làm sao. Có nhiều vấn đề khiến cho sữa của sản phụ gặp phải vấn đề này. Chính vì vậy, mọi người phải tìm hiểu nguyên để đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất. Để theo dõi những bài viết mới, các mẹ hãy truy cập duocsichobe.com nhé!
>>> Đọc thêm: Những điều cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ