Chị em vượt cạn thường được mọi người ví như như “đi biển mồ côi một mình”. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất vì “kẻ giết người thầm lặng” đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở mẹ bỉm. Đây là yếu tố phá vỡ hạnh phúc gia đình, tác động xấu tới người mẹ và gây tổn hại cho trẻ nhỏ. Vì thế, sự thay đổi về sức khỏe tâm lý sau sinh ở phụ nữ không thể xem nhẹ. Hãy cùng với duocsichobe đi tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Khám phá những thay đổi về sức khỏe tâm lý sau sinh của mẹ bỉm
Sau khi sinh, người phụ nữ phải đối mặt với việc thay đổi về sức khỏe tâm lý sau sinh nghiêm trọng. Khi bé yêu chào đời, chị em thường cảm thấy mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn như trước nữa. Sản phụ thường phải thay đổi về cách sống để chăm sóc con nhỏ. Đối với những người lần đầu làm mẹ, chị em thường quá lo lắng về trách nhiệm của mình.
Khoảng 70- 80% mẹ sau sinh có những cảm giác buồn thoáng qua. Đây là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ và sẽ xuất hiện trong vòng mấy ngày đầu sau vượt cạn. Những biểu hiện chính mà mẹ bỉm sữa đối mặt đó là giảm khí sắc, ủ rũ, buồn rầu, lo âu, dễ cáu gắt và rối loạn giấc ngủ.
Các rối loạn này thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày rồi biến mất hoàn toàn. Đây là do sự thay đổi Hormone trong cơ thể của mẹ bỉm sau sinh. Nếu những biểu hiện này kéo dài hơn 2 tuần thì chắc chắn sản phụ đã mắc chứng trầm cảm. Ngay sau khi sinh khiến cho nồng độ Estrogen, Progesterone và Thyroid sụt giảm nhanh chóng khiến cho chị em càng trở nên mệt mỏi hơn.
Suy giảm nồng độ Hormon và thay đổi về huyết áp gây tác động xấu tới chức năng của hệ miễn dịch. Điều đó còn ảnh hưởng không tốt tới việc chuyển hóa mà chị em sau sinh phải trải qua. Đó là những dấu hiệu về biến đổi sức khỏe tâm lý sau sinh của sản phụ sẽ phải đối mặt.
>>> Xem thêm: [Tìm Hiểu] Sự Thay Đổi Tâm Lý Mẹ Sau Sinh Từ A – Z
Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi tâm lý của sản phụ
Những thay đổi về sức khỏe tâm lý sau sinh sẽ tác động mạnh mẽ tới sức khỏe của chị em. Dưới đây là một số nguyên nhân tác động đến tâm lý của sản phụ.
Nội tiết tố thay đổi
Một trong những nguyên nhân tác động tới sức khỏe tâm lý sau sinh của mẹ bỉm đó là sự thay đổi nhanh chóng nồng độ Estrogen và Progesterone sau khi sinh con. Estrogen ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống Serotonin và Dopamine – các chất dẫn truyền thần kinh. Khi đó, sức khỏe tinh thần của chị em bị tác động trực tiếp gây ra rất nhiều hệ lụy.
Áp lực việc làm mẹ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý sau sinh
Việc chăm sóc trẻ nhỏ là điều không hề đơn giản chút nào đối với những ai lần đầu làm mẹ. Bé yêu thường hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm khiến cho sản phụ khó xác định được đúng nguyên nhân. Đây cũng là tác nhân tác động tới sức khỏe tâm lý sau sinh của mẹ bỉm.
Mặt khác, giấc ngủ của trẻ sơ sinh không ổn định làm đảo lộn hoàn toàn thời gian nghỉ ngơi của chị em. Việc thức khuya chăm con kéo dài triền miên khiến sản phụ luôn trong tình trạng bị stress. Đó là lý do khiến cho mẹ bỉm sữa hay cáu gắt là vì vậy.
>>> Đọc thêm: Con Sẽ Không Thể Phát Triển Toàn Diện Nếu Sức Khoẻ và Tâm Lý Mẹ Sau Sinh Không Ổn Định
Thiếu sự chăm sóc và quan tâm từ người thân
Giai đoạn ở cữ đối với sản phụ vô cùng nhạy cảm. Sự quan tâm và chăm sóc của người thân trong gia đình mang tới vai trò vô cùng quan trọng. Lúc này, người mẹ trải qua những thay đổi về sức khỏe tâm lý sau sinh. Nếu mọi người không cảm thông và chia sẻ mọi chuyện sẽ xảy ra những vấn đề đáng tiếc.
Các vấn đề khác
Áp lực về tài chính cũng là nguyên nhân tác động tới sức khỏe tâm lý sau sinh của mẹ bỉm. Vấn đề đó khiến cho chị em phải lo lắng, căng thẳng và stress sau khi vượt cạn.
Bận bịu việc chăm sóc con cái nên sản phụ không còn thời gian để chăm sóc cho bản thân. Không những vậy, các mẹ không có cơ hội cho các mối quan hệ xã hội. Tệ hơn mối quan hệ giữa vợ chồng có chiều hướng ngày càng xấu đi.
Ngoại hình của phụ nữ thay đổi hoàn toàn từ sau khi sinh con. Chị em sẽ đối mặt với việc tăng cân nhanh chóng, làn da trở nên xấu hơn… Chính những điều đó khiến cho mẹ bỉm mất tự tin về vẻ bề ngoài của mình. Điều đó cũng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tâm lý sau sinh của chị em.
>>> Tham khảo thêm: Khám Phá Chế Độ Phục Hồi Sức Khỏe Sau Sinh Cho Sản Phụ
Mẹ bỉm bị ảnh hưởng tâm lý có tác động ra sao với bé yêu?
Khi chị em đang trải qua những thay đổi về sức khỏe tâm lý sau sinh khiến cho bản thân luôn lo lắng và mệt mỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mẹ bỉm và trẻ nhỏ.
Sản phụ không có đủ sức lực để tương tác tạo mối liên kết với bé yêu. Điều này khiến cho trẻ nhỏ nhận thấy tình yêu và sự chăm sóc từ người mẹ không nhiều. Yếu tố này tác động rất lớn tới sự nhận thức và phát triển của trẻ nhỏ.
Khi mẹ bỉm bị ảnh hưởng về tâm lý sẽ tác động trực tiếp tới hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Nếu chị em căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm trong thời gian dài khiến cho Hormone stress di truyền từ mẹ sang con. Đây cũng là yếu tố tác động tới sức khỏe tâm lý sau sinh ở chị em.
Trường hợp, sản phụ cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng dẫn tới việc chán ăn. Khi đó, hàm lượng dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ mất cân bằng nghiêm trọng. Điều này làm cho lượng sữa tiết ra không đủ cho bé yêu bú. Tất nhiên, yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ sau này.
Ngoài ra, sự thay đổi sức khỏe tâm lý sau sinh của người mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình học và phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Nếu sản phụ không có đủ thời gian để tương tác với con khiến cho bé yêu thiếu cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Điều này làm ảnh hưởng đến việc hình thành ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ sơ sinh.
Tóm lại, duocsichobe.com cung cấp những thông tin về vấn đề sức khỏe tâm lý sau sinh của mẹ bỉm giúp mọi người hiểu hơn. Để từ đó, chúng ta sẽ nhận biết và phòng ngừa những yếu tố tác động xấu tới sức khỏe của sản phụ và con nhỏ.