Sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất và vaccine tự nhiên để giúp trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh. Trong thành phần sữa mẹ bao gồm những gì? Có tác dụng ra sao đối với bé yêu không phải ai cũng biết. Để tìm hiểu rõ hơn, mẹ bỉm sữa hãy theo dõi thông tin của bài viết này tại duocsichobe nhé!
Khám phá về các thành phần sữa mẹ
Thành phần sữa mẹ thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa các dưỡng chất quan trọng như: Protein, chất béo, Vitamin và Carbohydrate. Những thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ sẽ thay đổi theo thời gian. Nguồn sữa được tạo ra tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của trẻ sơ sinh. Trong thành phần sữa mẹ bao gồm những chất gì?
Lipit
Chất béo có trong thành phần sữa mẹ được xem là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Chất béo chính là nguồn cung cấp nguồn năng lượng chính giúp bé yêu dễ dàng hấp thụ các vitamin khác.
Bên cạnh đó, các chuỗi dài Axit béo rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, võng mạc cùng với hệ thần kinh và hệ miễn dịch của con nhỏ hoàn thiện theo thời gian.
>>> Xem thêm: Ăn Gì Để Tăng Chất Lượng Sữa Mẹ? Top 10 Siêu Thực Phẩm Bạn Cần Biết
Protein
Protein cũng góp mặt trong những thành phần sữa mẹ quan trọng nhất để nâng cao hệ miễn dịch của bé yêu. Nhờ đó, trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh hơn. Trong sữa mẹ có chứa hai loại Protein chính là Whey chiếm tới 60% và 40% Casein. Sự cân bằng giữa các Protein có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn.
Khoảng 60 – 80% tất cả Protein có trong sữa mẹ chính là Whey Protein mang tới lợi ích chống nhiễm trùng tuyệt vời. Đồng thời, Protein trong thành phần sữa mẹ được làm từ các Axit Amin. Đáng chú ý, một trong số đó là Nucleotide và sẽ tăng lên vào ban đêm. Chính vì vậy, các bé dễ ngủ hơn khi bú sữa mẹ vào ban đêm.
Carbohydrate
Lactose và Oligosaccharide chính là hai loại Carbohydrate chủ chốt có trong thành phần sữa mẹ. Đây cũng chính là 2 loại đường quan trọng nhất mà sữa mẹ tạo ra. Trong đó, Lactose chiếm tới 40% trong tổng lượng calo mà sữa mẹ cung cấp. Ngoài ra, Lactose còn làm giảm một lượng lớn vi khuẩn có hại trong dạ dày. Điều này giúp cải thiện khả năng hấp thu canxi, phốt pho và magie của trẻ sơ sinh tốt hơn.
Ngoài ra, Lactose có trong sữa mẹ giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong dạ dày giúp bé hạn chế mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Song song với đó thì Oligosaccharide trong thành phần sữa mẹ hoạt động như Prebiotic. Loại đường này cũng cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn cho bé.
Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất luôn luôn được xem là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Điều đáng quan tâm hơn cả, 2 khoáng chất đó hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng mà mẹ bổ sung.
Đây chính là lý do vì sao việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho người mẹ là việc làm vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung Vitamin trong thời gian hồi phục và chăm sóc trẻ nhỏ.
Kháng thể trong thành phần sữa mẹ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp cho bé chống lại các mầm mống gây bệnh. Thành phần sữa mẹ có chứa hàng triệu tế bào bạch cầu và Globulin miễn dịch. Đây những kháng thể có vai trò giúp trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật và phát triển mạnh khỏe.
Enzyme và hormone
Enzym được biết tới là chất xúc tác giúp làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học trong cơ thể con người. Ở trong thành phần sữa mẹ có chứa hơn 40 loại Enzym khác nhau. Công dụng của thành phần này giúp hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ hấp thụ sắt tốt hơn.
Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa nhiều Hormone như Prolactin, Thyroid, Oxytocin… Những loại Hormone đó đóng vai trò trong việc cân bằng sinh hóa giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ nhỏ đảm bảo chức năng của mình. Ngoài ra, 1 trong các loại Hormone đó giúp bé bú mẹ nhiều hơn và dễ chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
>>> Đọc thêm: Sữa mẹ có vị gì? 8 yếu tố ảnh hưởng đến vị sữa mẹ
Sữa mẹ thay đổi như thế nào theo từng giai đoạn?
Sữa mẹ sản sinh ra sẽ trải qua 3 giai đoạn chính là sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Trong đó, thành phần sữa mẹ cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cũng như nhu cầu của trẻ nhỏ.
Các thành phần trong sữa non
Loại sữa đầu tiên mà cơ thể người tiết ra sau khi sinh đó chính là sữa non. Loại sữa này có màu vàng và đặc dính chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Sữa non có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng giống như sữa trưởng thành.
Tuy nhiên, về hàm lượng của sữa non sẽ khác vì để đáp ứng nhu cầu của trẻ nhỏ. Trong đó, hàm lượng kháng thể và bạch cầu trong sữa non rất cao giúp bảo vệ trẻ sơ sinh tránh khỏi bệnh tật.
Bên cạnh đó, thành phần sữa mẹ trong giai đoạn này sẽ chứa hàm lượng khoáng chất và Vitamin cao đối với sữa trưởng thành. Không những vậy, tỷ lệ Protein trong sữa non cũng cao hơn mang tới cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
Dòng sữa chuyển tiếp có chứa những thành phần nào?
Tiếp theo đó, cơ thể người sẽ chuyển sang giai đoạn tiết ra sữa chuyển tiếp. Sữa mẹ trong giai đoạn này cũng chuyển sang sữa trưởng thành. Trong đó, sữa chuyển tiếp sẽ chứa chất béo, Calo và Lactose cao hơn so với sữa non.
Điều này giúp cho trẻ sơ sinh phát triển nhanh hơn. Hơn thế nữa, hàm lượng các kháng thể trong sữa chuyển tiếp cao để bảo vệ em bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
Sữa trưởng thành
Khi trẻ nhỏ được khoảng 4 tuần tuổi, sữa mẹ chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Lúc này, nguồn sữa mẹ rất giàu Protein, đường, Vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, sữa mẹ sẽ xuất hiện thêm một số thành phần khác như: Hormon, Enzym, các tế bào sống… Những thành phần đó có tác dụng hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Các thành phần sữa mẹ trưởng thành sẽ nhất quán về hàm lượng và sẽ thay đổi theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của em bé.
Như vậy, nội dung trên đây đã giải đáp những thắc mắc về các thành phần sữa mẹ tới cho mọi người rõ hơn. Do đó, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Điều đáng phải nói tới chính là sữa mẹ sẽ thay đổi để thích ứng với sự phát triển của bé yêu. Nếu gặp vấn đề khác, mọi người hãy truy cập duocsichobe để tìm hiểu thêm.
>>> Tham khảo thêm: Màu sữa mẹ thế nào là tốt? Làm gì để cải thiện chất lượng sữa mẹ