Trầm cảm sau sinh gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho các gia đình. Nhiều trường hợp sản phụ rơi vào trầm cảm nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều đó làm hủy hoại cuộc đời và tước đi mạng sống con nhỏ của mình. Để ngăn chặn vấn đề đó xảy ra, mọi người hãy tham khảo bài viết sau tại duocsichobe để biết cách phòng tránh nhé!
Khái quát về trầm cảm sau sinh mà
Bệnh trầm cảm sau sinh là tình trạng mẹ bỉm bị rối loạn cảm xúc hay có suy nghĩ tiêu cực về các vấn đề trong cuộc sống. Căn bệnh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không phát hiện ra sớm và điều trị.
Theo chia sẻ của bác sĩ, cơ thể của phụ nữ sau sinh con có những sự thay đổi đột ngột về nội tiết. Điều này khiến cho sản phụ cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, thể tích máu và hệ miễn dịch trong cơ thể có sự biến đổi nhất định nên tác động tới cảm xúc.
Những dấu hiệu ban đầu bệnh trầm cảm sau sinh của sản phụ thường không được gia đình chú ý tới. Khi xảy ra việc nghiêm trọng, mọi người mới bắt đầu quan tâm và để ý tới.
Bệnh lý trầm cảm sau sinh càng trở nên trầm trọng nhất là sau thời kỳ hồi phục sức khỏe. Người mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc con nhỏ, gia đình có mâu thuẫn về nhiều vấn đề khác nhau… Trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm khiến cho khả năng sản phụ gặp phải bệnh lý này rất cao.
5 nguyên nhân trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm sữa
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh chưa xác định được một cách cụ thể. Mỗi sản phụ khi gặp phải vấn đề này sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến căn bệnh trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm.
>>> Xem thêm: Cách tăng cường đạm thực vật trong chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe mẹ sau sinh
Nồng độ Hormone trong cơ thể mẹ bỉm thay đổi đột ngột
Trong quá trình mang thai, Hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể mẹ bỉm đều ở mức cao. Sau khi sinh, 2 nồng độ đó ở phụ nữ giảm mạnh đột ngột. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người mẹ.
Trầm cảm sau sinh do tác động bởi vì cảm xúc tiêu cực tác động
Việc sinh con là niềm hạnh phúc không thể diễn tả thành lời của phụ nữ. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm nảy sinh tâm lý tiêu cực ở mẹ sau sinh như: mang thai và sinh con ngoài ý muốn, thay đổi của cơ thể, sự thiếu quan tâm của chồng và người thân…
Đối với những mẹ bỉm có sức khỏe kém, trẻ nhỏ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi đó, bé phải điều trị dài ngày trong bệnh viện điều này cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của người mẹ.
Mệt mỏi kéo dài
Mệt mỏi sau sinh là chuyện thường gặp ở mẹ bỉm sữa. Đây là vấn đề xảy ra do tác động đồng thời của nhiều yếu tố. Sản phụ mất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe giúp trở lại trạng thái bình thường. Những mẹ sinh con bằng phương pháp đẻ mổ sẽ trải qua mệt mỏi dài hơn. Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh cho sản phụ.
Tiền sử bệnh trầm cảm
Đối với những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước hay sau sinh ở lần đầu, nguy cơ tái phát bệnh cao hơn so với người bình thường.
Yếu tố gia đình và cuộc sống
Việc được làm mẹ mang ý nghĩa rất thiêng liêng đối với bất kỳ chị em nào. Do đó, sản phụ sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Nếu không có sự giúp đỡ từ người thân thì nguy cơ trầm cảm cao hơn rất nhiều.
Đối với sản phụ gặp phải bệnh lý trầm cảm sau sinh bị tác động bởi những nguyên nhân khác nhau. Lúc nãy, sự hỗ trợ của bác sĩ và gia đình vô cùng quan trọng giúp mẹ bỉm vượt qua thời khắc khó khăn này.
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe mẹ bỉm?
Hiện nay, có rất nhiều người xem nhẹ chứng trầm cảm sau sinh. Chỉ khi bản thân trải qua vấn đề này thì mới sự nguy hại của bệnh lý này tác động tới sức khỏe và cuộc sống như thế nào.
Đối với sản phụ, trầm cảm sau sinh sẽ khiến cho người mẹ bị sụt cân và suy nhược thần kinh ghê gớm. Ngoài ra, phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ sẽ có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi tự gây hại cho bản thân.
Bị trầm cảm sau sinh làm cho người mẹ sẽ không có sự minh mẫn để chăm sóc cho gia đình và con nhỏ. Bệnh diễn ra với mức độ nặng, mẹ bỉm sữa hay có suy nghĩ tự tử. Ngoài ra, có một số người bị rối loạn tâm thần và luôn có cảm giác bị hại. Do đó, họ luôn tìm cách để trả thù hay đối phó với ai đó lại gần mình hay con nhỏ.
Thậm chí, có những mẹ bỉm còn nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà. Điều này trực tiếp gây hại đến tính mạng của trẻ nhỏ. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi sản phụ bị trầm cảm sau sinh con.
Sản phụ bị trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh trầm cảm sau sinh gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, vấn đề này cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
Đối với mẹ bỉm
Trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm sữa thường rất khó bị phát hiện. Bệnh lý này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian rất dài. Vấn đề đó có thể diễn biến phát triển thành bệnh rối loạn tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời.
Ngay cả khi được điều trị, bệnh về thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai đối với mẹ bỉm. Sản phụ bị trầm cảm sau sinh thường không có đủ sức khỏe để chăm sóc con nhỏ.
Đối với gia đình
Người chung sống với mẹ bỉm bị trầm cảm sau sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này rất cao. Khi sự căng thẳng diễn ra triền miên trong gia đình sẽ làm ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý và sức khỏe của mọi người.
Những nội dung trên đây đã làm rõ về nguyên nhân trầm cảm sau sinh của mẹ bỉm sữa. Hy vọng những thông tin đó giúp mọi người dễ dàng nhận biết và phòng tránh. Mọi người muốn tìm hiểu thêm những vấn đề khác hãy truy cập duocsichobe.com để khám phá thêm.
>>> Đọc thêm: [Bật mí] những thực đơn cho bà mẹ sau sinh mổ nhanh chóng hồi phục sức khỏe