LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA: Trẻ Bú Sữa Mẹ Loãng Có Sao Không?

Sữa mẹ loãng do chứa nhiều nước là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ bị loãng không có nghĩa là do thiếu chất hay sẽ làm trẻ nhỏ nhanh bị đói, chậm lớn theo như suy nghĩ của nhiều người. Nhìn chung, sữa mẹ đặc hay loãng đều có hàm lượng dinh dưỡng giống nhau. Qua bài viết này, duocsichobe sẽ giải đáp vấn đề trẻ bú sữa mẹ loãng có sao không để mọi người được rõ hơn.

Sữa mẹ loãng có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ không?
Sữa mẹ loãng có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ không?

Nguyên nhân vì sao khiến trẻ nhỏ bú sữa loãng

Theo như chia sẻ của bác sĩ, sữa đầu thường bị loãng hơn so với sữa cuối trong quá trình mà mẹ bỉm cho bé yêu bú. Khi nhận thấy sữa mẹ trong và loãng hay trẻ bú sữa mẹ loãng cần phải tìm biện pháp thích hợp để xử lý. Nguyên nhân xảy ra có thể do một số sai lầm nào đó khiến bé yêu không bú được đến sữa cuối giàu dưỡng chất quan trọng.

>>> Xem thêm: Ăn Gì Để Tăng Chất Lượng Sữa Mẹ? Top 10 Siêu Thực Phẩm Bạn Cần Biết

Đổi sang bên khác quá nhanh khi con nhỏ chưa bú cạn bầu sữa bên còn lại

Nếu mẹ sau sinh chủ động đổi sang bên vú khác quá nhanh trước khi bé yêu bú hết ở bên vú còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc, trẻ nhỏ không nhận được sữa cuối từ bên đầu tiên mà trẻ đang bú.

Sản phụ cho con nhỏ bú sang bên còn lại quá nhanh khi bên ngực đầu tiên chưa cạn
Sản phụ cho con nhỏ bú sang bên còn lại quá nhanh khi bên ngực đầu tiên chưa cạn

Đồng thời, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy no nhanh trước khi kết thúc cữ bú ở bên mới. Do đó, các sản phụ cho trẻ bú sữa mẹ như vậy khiến cho bé chỉ nhận được sữa đầu loãng ở 2 bên mà thôi.

Khoảng cách mỗi lần cho trẻ nhỏ bú quá dài

Khi sản phụ kéo dài thời gian giữa mỗi lần cho trẻ bú sữa mẹ sẽ làm cho ngực của bạn tiếp tục căng đầy. Trường hợp lượng sữa mẹ tiết ra vượt quá nhu cầu của bé có thể bú trong một lần sẽ làm cho trẻ nhanh no hơn. Khi đó, con nhỏ sẽ ngừng bú trước khi bú đến sữa cuối.

Hơn nữa, khi sữa được tạo ra thì phần nước có trong đó thường di chuyển xuống các ống dẫn về phía núm vú của mẹ sau sinh. Sau đó, thành phần này trộn vào lượng sữa còn lại khi sản phụ cho con bú lần gần nhất. Chính vì vậy, thời gian giữa các lần cho trẻ bú sữa mẹ càng dài khiến cho lượng sữa đầu tiết ra sẽ loãng hơn.

Thời gian vắt sữa ngắn khiến cho sữa bị loãng

Người mẹ có thể thực hiện vắt sữa bằng tay, bằng máy hút sữa cũng giống như việc cho con bú. Do việc hút sữa quá ngắn và nhanh sẽ không cho sản phụ không thể cảm nhận được nguồn sữa cuối giàu chất béo và đặc hơn. Đó là lý do khiến cho mẹ bỉm có thể nhận thấy sữa được hút ra sẽ loãng hơn.

Do việc vắt sữa quá nhanh và ngắn khiến cho ngực mẹ tiết sữa ra liên tục
Do việc vắt sữa quá nhanh và ngắn khiến cho ngực mẹ tiết sữa ra liên tục

Người mẹ tiết ra quá nhiều sữa

Có nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc sản sinh ra nhiều sữa. Điều này khiến cho một số sản phụ sinh ra lo lắng và làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Tuy nhiên, việc mẹ sau sinh tiết ra quá nhiều sữa cũng gặp phải một số vấn đề. 

Chúng ta có thể nhắc tới như: sản phụ bị khó chịu do ngực căng tức, bầu ngực làm đầy quá nhanh sau khi cho con bú. Do đó, việc làm trống hoàn toàn là rất khó và khiến cho bé yêu khó có thể tiếp cận được sữa cuối cần thiết.

>>> Đọc thêm: Sữa mẹ có vị gì? 8 yếu tố ảnh hưởng đến vị sữa mẹ

Trẻ bú sữa mẹ loãng bị ảnh hưởng ra sao?

Trẻ bú sữa mẹ loãng vẫn nhận được những chất dinh dưỡng và nguồn năng lượng quan trọng. Trong một số trường hợp ít gặp, bé thường xuyên phải bú sữa đầu loãng mà không tiếp cận được sữa cuối sẽ gặp phải tình trạng quá tải đường Lactose.

Thông thường, hầu hết trẻ nhỏ đều có thể tiêu hóa được Lactose khi sữa chứa hàm lượng chất béo vừa phải. Bởi vì, chất béo giúp sữa đi qua đường ruột của trẻ nhỏ chậm hơn. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé yêu có thời gian để tiêu hóa Lactose.

Trẻ bú sữa mẹ loãng sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa
Trẻ bú sữa mẹ loãng sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa

Ngược lại, sữa loãng thường chứa ít chất béo và rất giàu đường Lactose. Điều này khiến cho dòng sữa mẹ di chuyển qua đường ruột nhanh hơn. Như vậy, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ không có đủ thời gian để tiêu hóa Lactose. Như vậy, trẻ nhỏ thường xuyên bú sữa loãng sẽ dẫn tới quá tải hàm lượng đường.

Biểu hiện của của tình trạng quá tải đường sữa gần giống như khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bé yêu sẽ gặp phải những triệu chứng phổ biến như: đầy hơi, đau quặn bụng, đi ngoài phân màu xanh lá có bọt. Khi đó, em bé sẽ quấy khóc nhiều hơn và xì hơi nhiều. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ sẽ đi ngoài với phân bắn tung tóe nhiều lần trong ngày.

Cách giúp bé được bú đủ sữa đầu và cuối

Trẻ bú sữa mẹ loãng là do sản phụ cho con nhỏ ti chưa đúng cách và hiệu quả. Do đó, em bé chỉ bú được sữa đầu mà thể tiếp cận dòng sữa cuối đầy dưỡng chất. Các sản phụ hãy tham khảo những chỉ dẫn sau đây để giúp trẻ bú được cả sữa đầu và cuối. Cho trẻ nhỏ bú sữa hiệu quả sẽ nhận được đầy đủ dưỡng chất, tăng cân nhanh và không bị quá tải đường.

  • Các mẹ nên cho trẻ nhỏ bú theo nhu cầu. Sản phụ nên cho bé yêu ti sữa bao lâu tùy thích ở mỗi bên vú để làm trống bầu ngực. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ nhỏ được bú no và nhận đầy đủ chất béo cần thiết.
  • Phụ nữ đang chăm con nhỏ nên cho bé bú thường xuyên. Việc cho trẻ sơ sinh ti sữa đều đặn giúp cho bầu ngực của mẹ hạn chế tích tụ lượng lớn sữa loãng.
  • Các mẹ nên thường xuyên cách ngậm ti sữa của trẻ nhỏ. Việc ngậm núm vú sâu hơn có thể giúp trẻ sơ sinh kiểm soát tốt dòng sữa tốt hơn. Khi đó, bé yêu sẽ bú mẹ hiệu quả hơn.
  • Sản phụ nên tăng thêm thời gian sau mỗi lần hút sữa. Trường hợp các mẹ hút sữa thấy loãng và trong hay xanh nhạt, sản phụ hãy tiếp tục hút sữa thêm vài phút để hút được sữa cuối.
  • Mẹ sau sinh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Đây là cách giúp sản phụ duy trì được nguồn sữa giàu dưỡng chất để chăm con.

Những thông tin trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ việc cho trẻ bú sữa mẹ loãng có ảnh hưởng gì không? Các mẹ không cần quá lo lắng nếu nhận thấy sữa mẹ loãng. Sữa mẹ đặc hay loãng đều không làm thay đổi quá nhiều dưỡng chất có trong đó. Sản phụ cần chú ý áp dụng các cách giúp trẻ bú hiệu quả để nhận đầy đủ dưỡng chất. Nếu gặp phải vấn đề khác, mọi người hãy truy cập duocsichobe để tìm hiểu thêm.

>>> Tham khảo thêm: Màu sữa mẹ thế nào là tốt? Làm gì để cải thiện chất lượng sữa mẹ

    Liên hệ với chúng tôi
    để nhận được những ưu đãi nhanh nhất